Đáp án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức Bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt

File đáp án Hóa học 10 kết nối tri thức Bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt kết nối tri thức (bản word)

BÀI 26: SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

 

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hoạt động trồng trọt đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Cần có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường trong trồng trọt?

Trả lời:

  • Ảnh hưởng của hoạt động trồng trọt đến môi trường:
    • Các chất độc hại trông thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tồn dư trong đất trồng, nước tưới gây tồn dư chất độc hại trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
    • Các hoạt động trồng trọt gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước, làm ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống trong đất, nước (cá, tôm, sinh vật đất...) Nếu bị ô nhiễm nặng có thể làm các sinh vật này chết dẫn đến làm mất cân bằng sinh thái và gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.
    • Hoạt động đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sinh ra khói, bụi làm ô nhiễm môi trường không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi.
  • Một số biện pháp:
    • Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
    • Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học.
    • Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lí phù hợp.

 

II. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

Khám phá 1: Quan sát Hình 26.1 và kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt.

Trả lời:

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

  • Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón không đúng cách (sử dụng dư thừa, không đúng thời điểm, súc rửa dụng cụ không đúng nơi quy định...). Thuốc bảo vệ thực vật và phân bón (đặc biệt là phân bón hóa học) sẽ thấm vào đất, ngầm xuống mạch nước ngầm hoặc chảy ra ao, hồ, gây ô nhiễm đất và nguồn nước.
  • Chất thải trồng trọt (xác cây trồng, rơm, rạ, bao bì đựng phân bón, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật) không được thu gom, xử lí đúng quy định.

III. MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

Khám phá 2:

  1. Quan sát Hình 26.2 và nêu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong trồng trọt tương ứng với từng ảnh trong hình.
  2. Việc vứt vỏ chai, bao bì của các loại thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi và đốt các loại chất thải trồng trọt ảnh hưởng như thế nào đến con người, các loài sinh vật và môi trường?

Trả lời:

  1. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường trong từng ảnh:
  • Hình a: Cá chết → Mất cần bằng sinh thái và gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp.
  • Hình b: Khói bụi do đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và gây mất an toàn giao thông.
  1. Việc vứt bừa bãi vỏ chai, bao bì của các loại thuốc bảo vệ thực vật và đốt các loại chất thải trồng trọt không chỉ gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm, nước mặt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người nông dân.

IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT

Kết nối năng lực 1: Em hãy đề xuất biện pháp xử lí chất thải trong trồng trọt để tạo ra sản phẩm phục vụ nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Trả lời:

  • Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
  • Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học.
  • Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lí phù hợp.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Trong các việc sau đây, hãy lựa chọn những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

  1. Ưu tiên sử dụng các chế phẩm vi sinh thay thế thuốc bảo vệ thực vật háo học trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
  2. Sử dụng càng nhiều phân bón hóa học càng tốt để nâng cao chất lượng cây trồng.
  3. Thu gom bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học về các vị trí được quy định của địa phương.
  4. Các địa phương cần có các quy định địa điểm thu gom bao bì, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và định kì đưa đi xử lí theo quy định.
  5. Đốt các phụ phẩm trồng trọt ngay tại đồng ruộng để làm phân bón.
  6. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đúng chủng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách.
  7. Rửa dụng cụ, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực phâm ở hệ thống mương tưới, tiêu để tái sử dụng.
  8. Chôn bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học xuống đất.
  9. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt cho người dân.

Trả lời:

Những việc nên làm

Những việc không nên làm

a, c, d, g, k

b, e, h, i

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Em hãy nêu thực trạng về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ở địa phương em. Đề xuất giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường trong trồng trọt.

Trả lời:

Học sinh tự liên hệ thực tế ở địa phương và đề xuất giải pháp hạn chế thực trạng đó.

=> Giáo án công nghệ - Trồng trọt 10 kết nối bài 26: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong trồng trọt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay