Đáp án Đạo đức 4 kết nối tri thức Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

File đáp án Đạo đức 4 kết nối tri thức Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

 

BÀI 9. QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Em cùng các bạn hát/ nghe bài hát "Trẻ em hôn nay, thế giới ngày mai? Theo em, vì sao nói "Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai"?

Trả lời:

Trẻ em là mầm non, tương lai của đất nước. Việc bảo vệ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước bởi đất nước có phồn thịnh hay không là nhờ vào lớp trẻ ấy.

KHÁM PHÁ

1. Tìm hiểu một số quyền và bổn phận cơ bản của trẻ em

  1. Tìm hiểu một số quyền trẻ em

Câu hỏi: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi

- Các bạn trong tranh đang được hưởng những quyền gì?

- Em còn biết quyền nào khác của trẻ em?

Trả lời:

- Các bạn trong tranh được hưởng những quyền sau đây:

  • Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
  • Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
  • Quyền được học tập.
  • Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự.
  • Quyền được vui chơi giải trí hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.
  • Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.

- Những quyền khác của trẻ em:

  • Quyền sống; Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc; Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật; Quyền bí mật đời sống riêng tư.
  • Quyền được sống chung với cha, mẹ; Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ; Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi.
  • Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động.
  • Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc; Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; Quyền được bảo vệ khỏi chất ma tuý,…
  1. b) Tìm hiểu một số bổn phận của trẻ em

Câu hỏi: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Các bạn trong tranh đã thực hiện bổn phận gì?

- Theo em, trẻ em còn có những bổn phận nào khác?

Trả lời:

- Các bạn trong tranh đã thực hiện bổn phận: các bạn trong tranh thực hiện bổn phận với những người mà đã thực hiện trách nhiệm bảo vệ chăm sóc mình.

- Trẻ em còn có những bổn phận như sau:

+ Đối với gia đình: Yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ; Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình.

+ Đối với nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác: Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác; Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác; Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.

+ Đối với cộng đồng, xã hội: Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác; Chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội; Bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em; Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật.

+ Đối với quê hương, đất nước: Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; Giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của quê hương, đất nước; Tuân thủ và chấp hành pháp luật; Đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.

+ Đối với bản thân: Có trách nhiệm với bản thân; Không huỷ hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân; Sống trung thực, khiêm tốn; Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang; Không đánh bạc; Không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác; Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; Không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

2. Khám phá vì sao phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

Câu hỏi: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi.

Hành trình yêu thương

Tháng 7 năm 2006, người dân ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam phát hiện trong vườn hoang một bé sơ sinh đang thoi thóp với cơ thể lầm máu, bị kiến và súc vật cắn mất một phần cơ thể. Em được đưa vào bệnh viện điều trị và được các bác sĩ đặt tên là Thiện Nhân với mong muốn ghi nhận lòng thiện, điều nhân của những người đã giúp đỡ và cưu mang em.

Sau đó, Thiện Nhân may mắn trở thành con nuôi trong mia đình cô Trần Mai Anh (Hà Nội). Mẹ Mai Anh đã dạy em tập ăn, tập nổi, kiên trì, bền bỉ song hành cùng em nhiều năm, tới nhiều quốc gia như I-ta-li-a, Đức, Mỹ.... để chạy chữa, tái tạo một phần cơ thể bị mất.

Ngày hôm nay, Thiện Nhân do khoẻ mạnh và có cuộc sống bình thường như bao bạn bà khóc. Thiên Nhân rất mê thể thao, có thể chơi bóng rổ, bóng đá có ngày mà không chán. Trong học tập, bạn luôn tự giác và tích cực tham gia mọi hoạt động của trường, lớp.

Sự độc lập trong lĩnh cách của Thiện Nhân chính là điều khiến mẹ Mai Anh yêu thích. Bạn thưởng đặt báo thức để tự thức dậy rồi nóng mà không cần ai gọi. Khi ở nhà hơn uốn thể hiện sự quan làm, chu đáo tôi từng thành viên trong gia đình. Mỗi khi có thời gian rảnh, bạn thường giúp mẹ và các anh trai làm những việc như nấu cơm quốt dọn nhà cửa...

(Theo lời kể của cô Mai Anh - mẹ Thiện Nhân)

- Theo em những em nhà bị bỏ rơi ngay từ khi trời chào đời đã bị tước đi những quyền gì của trẻ em?

- Việc làm của cả Mai Anh có ý nghĩa gì đối với Thiện Nhân?

- Thiện Nhân đã thực hiện tốt những bổn phận của trẻ em?

- Theo em vì sao phải thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em?

Trả lời:

- Những em nhỏ bị bỏ rơi ngay từ khi mới chào đời đã bị tước đi những quyền sau đây:

  • Quyền được chăm sóc, bảo vệ
  • Quyền được yêu thương
  • Quyền được phát triển

- Việc làm của cô Mai Anh có ý nghĩa với Thiện Nhân là một việc hết sức có ý nghĩa, đã cứu sống cuộc đời của bé Thiện Nhân cho bé một mái ấm gia đình, một môi trường học tập và phát triển tốt.

- Thiện Nhân đã thực hiện tốt những bổn phận: Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể; Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những công việc thừa sức mình; Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

- Phải thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em vì: để bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Giúp các em ý thức được những bổn phận của mình để có trách nhiệm hơn với xã hội.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Chơi trò chơi: Kể về các quyền và bổn phận của trẻ em

- Chia lớp thành hai đội với hai vòng chơi:

  • Vòng 1: Kể về các quyền của trẻ em
  • Vòng 2: Kể về các bổn phận của trẻ em

- Trong cùng một thời gian, đội nào kể được đúng và nhiều hơn sẽ thắng cuộc.

Trả lời:

- Vòng 1: Các quyền của trẻ em:

  • Quyền sống
  • Quyền được khai sinh và có quốc tịch
  • Quyền được chăm sóc sức khỏe
  • Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
  • Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu
  • Quyền vui chơi, giải trí
  • Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc
  • Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
  • Quyền về tài sản
  • Quyền bí mật đời sống riêng tư
  • Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
  • Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
  • Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
  • Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
  • ...............................................................................

- Vòng 2: Các bổn phận của trẻ em:

  • Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; yêu thương, quan tâm, chia sẻ tình cảm, nguyện vọng với cha mẹ và các thành viên trong gia đình, dòng họ.
  • Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
  • Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác.
  • Thương yêu, đoàn kết, chia sẻ khó khăn, tôn trọng, giúp đỡ bạn bè.
  • Rèn luyện đạo đức, ý thức tự học, thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường, cơ sở giáo dục khác.
  • Giữ gìn, bảo vệ tài sản và chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường, cơ sở trợ giúp xã hội và cơ sở giáo dục khác

Câu 2: Hành vi nào sau đây xâm phạm đến quyền trẻ em? Vì sao?

  1. Đánh đập, hành hạ trẻ em
  2. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc
  3. Nhắc nhở khi trẻ em lười học
  4. Yêu cầu trẻ em phụ giúp công việc gia đình phù hợp lứa tuổi

Trả lời:

Hành vi a, b đã xâm phạm đến quyền trẻ em. Bởi trẻ em cần phải được yêu thương, chăm sóc bảo vệ và được học hành đẩy đủ không được có hành vi xâm hại đến quyền của trẻ em.

Câu 3: Em tán thành hay không tán thành ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Lâm: Trẻ em có quyền vui chơi không cần làm việc gì.

Nga: Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ.

Hùng: Trẻ em không phải làm các công việc nặng nhọc

Mai: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân

Tuấn: Trẻ em chỉ cần học, không cần tham gia các hoạt động khác

Hằng: Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc

Trả lời:

- Em không tán thành ý kiến của Lâm vì trẻ em cũng phải có bổn phận và trách nhiệm của mình

- Em không tán thành ý kiến Nga vì trẻ em có quyền được đi học, được đến trường

- Em tán thành ý kiến Hùng vì trẻ em chỉ cần làm những việc vừa sức của mình không cần phải làm những việc quá sức mình bởi như thế sẽ là bóc lột sức lao động trẻ nhỏ

- Em tán thành với ý kiến Mai vì trẻ em có quyền được bày tỏ những ý muốn, suy nghĩ của mình

- Em không tán thành ý kiến Tuấn vì trẻ em cần phải phát triển toàn diện không chỉ là những môn học ở trường.

- Em tán thành ý kiến Hằng vì pháp luật đã bảo vệ quyền trẻ em một cách nghiêm ngặt

Câu 4: Em hãy quan sát các bức tranh sau và cho biết bạn nào thực hiện đúng, bạn nào thực hiện chưa đúng bổn phận của trẻ em. Vì sao?

Trả lời:

  • Bức tranh 1: Bạn nam trong tranh chưa thực hiện đúng bổn phận của trẻ em đối với gia đình bằng cách rèn luyện sức khỏe mà suốt ngày chơi game điện tử.
  • Bức tranh 2: Bạn nam trong tranh đã thực hiện đúng bổn phận của mình là biết giúp đỡ cha mẹ trông em.
  • Bức tranh 3: Bạn nam trong tranh chưa thực hiện đúng bổn phận của mình vì trẻ em có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ, anh chị em trong khả năng của mình
  • Bức tranh 4: Bạn nam trong tranh đã thực hiện đúng bổn phận của mình là đã phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật, biết bảo vệ tài sản cho người khác bằng việc làm nhỏ của mình.
  • Bức tranh 5: Bạn nam trong tranh đã thực hiện đúng bổn phận của mình là biết chia sẻ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
  • Bức tranh 6: Bạn nam trong tranh chưa thực hiện đúng bổn phận của mình vì không có thái độ tôn trọng bạn bè.

Câu 5: Xử lí tình huống

  1. Linh rất thích xem phim. Mỗi khi đi học về bạn lại mở ti vi xem mà không phụ giúp bố mẹ việc nhà cũng không ôn bài. Thấy vậy, mẹ nhắc nhở và không cho Linh xem phim nữa. Bạn ấm ức và cho rằng mẹ đã vi phạm quyền vui chơi, giải trí của trẻ em.

Nếu là bạn của Linh, em sẽ khuyên Linh điều gì?

  1. Trên đường đi học, em thấy bạn cùng xóm bắt nạt em nhỏ.

Em sẽ làm gì trong tình huống đó?

Trả lời:

  1. Nếu là bạn của Linh thì em sẽ khuyên Linh rằng bạn nên giúp đỡ cha mẹ việc nhà và phải hoàn thành bài tập đầy đủ thì lúc đó mẹ bạn mới có thể yên tâm được và cho phép bạn xem ti vi.
  2. Em sẽ chạy đến bảo vệ em nhỏ vì đó là hành vi xấu cần phải lên án.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy vẽ một bức tranh về quyền trẻ em và chia sẻ ý nghĩa của bức tranh đó với các bạn

Trả lời:

  

Câu 2: Em hãy tự đánh giá việc thực hiện bổn phận của mình xem điều gì em đã thực hiện tốt, điều gì còn chưa tốt. Đối với những việc chưa tốt, em hãy lập kế hoạch để khắc phục theo bảng gợi ý sau:

Việc thực hiện tốt

Việc thực hiện chưa tốt

Biện pháp khắc phục

Trả lời:

Việc thực hiện tốt

Việc thực hiện chưa tốt

Biện pháp khắc phục

Yêu quý, kính trọng ông bà cha mẹ.

Chăm chỉ học tập

Dành thêm thời gian cho việc học tập, đọc sách

Kính trọng thầy giáo, cô giáo       

Rèn luyện thân thể

Lập thời gian biểu cụ thể, dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để tập luyện thể thao

Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè         

Tuận theo nội quy của trường

Hạ quyết tâm rèn luyện thói quen dậy sớm để không đi học muộn

 

=> Giáo án Đạo đức 4 kết nối Bài 9: Quyền và bổn phận của trẻ em

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án đạo đức 4 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay