Đáp án Địa lí 11 chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á (P1)

File đáp án Địa lí 11 chân trời sáng tạo Bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á (P1). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo

 

BÀI 12: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ, XÃ HỘI VÀ KINH TẾ ĐÔNG NAM Á (P1)

I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Câu 1: Dựa vào hình 12.1 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm về phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích ảnh hưởng của phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Trả lời:

Vị trí địa lí:

  • Nằm ở phía đông nam châu Á.
  • Nằm ở khu vực nội chí tuyến.
  • Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
  • Có vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Phạm vi lãnh thổ:

  • Kéo dài từ 10o N đến 28o B và 92o Đông đến 142o Đông.
  • Bao gồm 11 quốc gia: hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp
  • Diện tích: 4,5 triệu km2

Ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tếxã hội của khu vực Đông Nam Á:

  • Vị trí địa – chính trị quan trọng.
  • Là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.
  • Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới do nằm trong khu vực nội chí tuyến
  • Ảnh hưởng sâu sắc đến sản xuất và đời sống.

Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội:

- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.

- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Câu 1: Dựa vào hình 12.1, hình 12.2 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á. 

- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

- Phần đất liền: 

+ Các dãy núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng Bắc- Nam và Tây Bắc- Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Địa hình bị cắt xẻ mạnh. 

+ Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu sông. 

- Phần hải đảo:

+ Nằm trong khu vực không ổn định của vỏ Trái Đất nên thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa.

- Vùng có nhiều tài nguyên: quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu, mỏ,…

– Đông Nam Á có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu, hợp tác với các quốc gia và khu vực khác.

+ Là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

+ Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á – Âu và Úc.

+ Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

Tất cả các đặc điểm này tạo thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế. Tiếp cận và giao lưu, hợp tác với các nền kinh tế phát triển. Các quốc gia trong khu vực, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác và tìm kiếm các lợi ích từ bên ngoài. Phát triển toàn diện cũng được thể hiện với các hiệp định, lợi ích chỉ được xác định cho các quốc gia trong khu vực. Từ đất cả các điều kiện này, Giúp cho Đông Nam Á trở thành khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

– Với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và một số yếu tố tự nhiên khác. Tất cả được ứng dụng trong hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Giúp cho Đông Nam Á thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là ngành nông nghiệp nhiệt đới đa canh, nhiều vụ. Có khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ, xoay vòng đất liên tục. Mang đến các khai thác, ứng dụng để tìm kiếm hiệu quả lao động tốt nhất. Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng có thể thúc đẩy xuất khẩu.

– Khoáng sản Đông Nam Á phong phú, đa dạng. Phải kể đến các loại khoáng sản kim loại, khoáng sản phi kim loại ở cả đất liền và dưới biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Giúp mang đến tài nguyên, sử dụng trong nhiều ngành khác nhau trong nhu cầu của con người. Tuy nhiên các ngành công nghiệp nặng ở các quốc gia trong khu vực vẫn chưa được phát triển tốt.

– Rừng nhiều thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Điều hòa khí hậu, mang đến chất lượng cuộc sống ổn định cho con người.

– Các nước ở Đông Nam Á (trừ Lào) đều có biển bao quanh. Nên có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển, phát triển du lịch biển. Khai thác các tiềm năng dựa trên điều kiện tự nhiên.

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

1. Dân cư

Câu 1: Dựa vào bảng 12.1, hình 12.3, hình 12.4 và thông tin trong bài, hãy:

- Trình bày đặc điểm dân cư của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á.

    
   
  
 

Trả lời:

-Đặc điểm dân cư của Đông Nam Á

- Đông Nam Á là khu vực đông dân trên thế giới, mật độ dân số cao.

– Gia tăng dân số khá nhanh: 1,5% (cao hơn mức trung bình châu Á và thế giới – 1,3%)

– Ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, Hoa và Mã Lai.

=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, giao lưu hợp tác dễ dàng.

– Nhiều dân tộc thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it cùng chung sống.

– Dân cư tập trung đông ở đồng bằng châu thổ và vùng ven biển.

+ Quốc gia có dân sô đông nhất, diện tích lớn là In-đô-nê-xi-a.

+ Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Đông Nam Á là Xin-ga-po.

– Cơ cấu dân số trẻ.

– Thành phần dân tộc đa dạng.

→ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tác động đến phát triển kinh tế- xã hội:

Thuận lợi: Dân số đông, số lượng dân tương đối trẻ (số lượng người trong độ tuổi lao động cao chiếm trên 50%), nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lao động rộng lớn, có nhiều khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. 

Khó khăn: Trình độ lao động có tay nghề và trình độ chuyên môn còn thấp.

2. Xã hội

Câu 1: Dựa vào thông tin trong bài, hãy:

- Cho biết đặc điểm xã hội của khu vực Đông Nam Á.

- Phân tích những ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

Trả lời:

- Đặc điểm xã hội:

+ Các quốc gia Đông Nam Á đều là các quốc gia đa dân tộc. Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia, điều này gây khó khăn cho quản lí, ổn định chính trị, xã hội mỗi nước.

+ Mâu thuẫn tôn giáo cũng xảy ra ở một số nơi, bất đồng về ngôn ngữ giữa các quốc gia, dân tộc,…

-  Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến sự hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực:

Các nước trong khu vực có nhiều nét tương đồng về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc, phong tục, tập quán,.. điều này taoh thuận lợi để các quốc gia cùng hợp tác phát triển.

IV. KINH TẾ

1. Tình hình phát triển kinh tế chung


Câu 1: Dựa vào bảng 12.2, 12.3, hình 12.5, 12.6 và thông tin trong bài, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á.

Trả lời:

Các nước Đông Nam Á từng là các nước thuộc địa, kinh tế lạc hậu, nghèo nàn.

- Kinh tế phát triển dựa vào sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu, tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài…

- Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều thời kì cao hơn mức trung bình thế giới và châu Á song chưa ổn định, gặp phải các thời kì suy thoái kinh tế.

- Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. 

- Đông Nam Á có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn. Có các ngành công nghiệp trọng điểm như Điện tử - tin học, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, ...

 

=> Giáo án Địa lí 11 chân trời bài 12: Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay