Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo

Có đủ giáo án word + PPT kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 1 ĐỊA LÍ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 1 Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 2 Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của các nhóm nước
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 3 Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 4 Thực hành: Tìm hiểu về toàn cầu hóa, khu vực hóa
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 5 Một số tổ chức khu vực và quốc tế
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 6 Một số vấn đề an ninh toàn cầu
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 7 Thực hành: Tìm hiểu nền kinh tế tri thức

PHẦN HAI. ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

KHU VỰC MĨ LA TINH

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 8 Tự nhiên, dân cư, xã hội, và kinh tế Mỹ Latinh
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 9 Thực hành: Tìm hiểu tình hình kinh tế- xã hội cộng hòa Liên Bang Bra - xin

LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 10 Liên minh châu Âu
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 11 Thực hành: Tìm hiểu sự phát triển công nghiệp của cộng hòa Liên Bang Đức

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 12 Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 13 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN)
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 14 Thực hành: Tìm hiểu hoạt động kinh tế đối ngoại Đông Nam Á

KHU VỰC TÂY NAM Á

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 15 Tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế Tây Nam Á
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 16 Thực hành: Tìm hiểu về tài nguyên dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ ở Tây Nam Á

HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ (HOA KỲ)

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 17 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Hoa Kỳ
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 18 Kinh tế Hoa Kỳ

LIÊN BANG NGA

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 19 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Liên Bang Nga
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 20 Kinh tế Liên Bang Nga
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 21 Thực hành: Tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội Liên bang Nga

NHẬT BẢN

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 22 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 23 Kinh tế Nhật Bản
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 24 Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 25 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 26 Kinh tế Trung Quốc
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 27 Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng Duyên hải Trung Quốc

Ô-XTRÂY-LI-A

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 28 Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a

CỘNG HÒA NAM PHI

  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 29 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội cộng hòa Nam Phi
  • Giáo án Địa lí 11 Chân trời bài 30 Kinh tế cộng hòa Nam Phi

=> Xem nhiều hơn: Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LI 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Word bài: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

  1. MỤC TIÊU 
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN; cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá; phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.
  • Chứng minh được sự hợp tác đa dạng và vai trò của Việt Nam trong ASEAN. 
  • Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét; phân tích được số liệu, tư liệu.
  • Khai thác, chọn lọc, hệ thống hoá được các tư liệu từ các nguồn khác nhau về địa lí khu vực ASEAN.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực địa lí: 

  • Năng lực đặc thù: năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí, sử dụng các công cụ địa lí, khai thác internet phục vụ môn học, cập nhật thông tin, liên hệ thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ có ý thức về nhiệm vụ học tập; ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. 
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí 11, 
  • Phiếu học tập, 
  • Bản đồ các quốc gia khu vực Đông Nam Á, 
  • Máy tính, máy chiếu. 
  • Một số tranh ảnh/video về một số hợp tác trong khu vực Đông Nam Á (nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Địa lí 11,

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã biết (hoặc muốn biết) về ASEAN.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi. 
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và cho biết: Đây là biểu tượng của hiệp hội nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trao đổi và thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV tóm tắt ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học: Được thành lập vào năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nước thành viên và khu vực Đông Nam Á. Vậy, mục tiêu, cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá của ASEAN là gì? Đâu là những thành tựu và thách thức của ASEAN hiện nay? Vai trò của Việt Nam được thể hiện như thế nào trong ASEAN? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 13: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN

  1. Mục tiêu: 

- So sánh được với EU về mục tiêu của ASEAN.

- Trình bày được cơ chế hoạt động của ASEAN.

- Đọc được bản đồ, rút ra nhận xét

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
  2. Sản phẩm học tập: Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào các hình 12.4, 13.2 và thông tin trong bài, hãy:

+ Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN. 

+ Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.

- GV sử dụng kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi” để HS hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:….

1. Giống nhau

……………………….

2. Khác nhau:

ASEAN

EU

  

- GV sử dụng phương pháp trò chơi, chia lớp thành 2 nhóm lớn và tổ chức trò chơi “Giải mã ô số bí ẩn":

+ Số 1: Cấp cao ASEAN.

+ Số 2: Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN

+  Số 3: Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN.

+ Số 4: Hội đồng Điều phối ASEAN.

+  Số 5: Quỹ ASEAN

Đại diện mỗi nhóm sẽ chọn 3 ô số tương ứng trong tổng 5 ô số, liên quan đến nhiệm vụ của các cơ quan trong ASEAN và giải câu đố. Nhóm nào giải đúng sẽ được cộng điểm, nhóm nào giải sai sẽ mất lượt. Nhóm nào có nhiều điểm nhất sau trò chơi sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, thảo luận và trả lời câu hỏi, tham gia trò chơi.

PHIẾU HỌC TẬP

Nhóm:….

1. Giống nhau: Cả hai tổ chức đều thúc đẩy hợp tác trên mọi mặt, hướng đến mục tiêu chung là một khu vực hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển

2. Khác nhau:

ASEAN

EU

- ASEAN gồm các nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống xã hội có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước thành viên nên các mục tiêu hướng tới:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội nhằm tạo đà cho sự phát triển.

- Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

Ngoài ra, vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn tồn tại nên mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự hoà bình và ổn định trong khu vực hơn EU.

- EU gồm các nước có nền kinh tế phát triển, ít có sự chênh lệch về đời sống xã hội giữa các nước thành viên nên các mục tiêu hướng tới:

- Thúc đẩy tự do lưu thông để xây dựng một thị trường thống nhất.

- Đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên

Cơ chế hoạt động:

+ Cấp cao ASEAN: đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.

+ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.

+ Hội đồng Điều phối ASEAN: Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, CS nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN, Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

- GV mở rộng kiến thức: Biểu tượng ASEAN: Biểu tượng ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN hoà bình, ổn định, năng động và thống nhất. Bồn màu của biểu tượng là xanh đa trời, đỏ, trắng và vàng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kì của các nước thành viên ASEAN. Màu xanh da trời biểu hiện cho hoà bình và ổn định; màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động, màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng. Bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á trong tình hữu nghị và đoàn kết. Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Mục tiêu và cơ chế hoạt động của ASEAN

1. Mục tiêu

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá của các nước thành viên; thu hẹp khoảng cách phát triển

- Thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu vực duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vẫn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác

=> Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển.

2. Cơ chế hoạt động

- Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

+ Cấp cao ASEAN: đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN. Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.

+ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.

+ Hội đồng Điều phối ASEAN: Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN, CS nhiệm vụ chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN: bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị – An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN, Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

+ Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN

 

Hoạt động 2: Một số hợp tác trong ASEAN

  1. Mục tiêu: Trình bày được một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá ASEAN
  2. Nội dung: GV cho HS dựa vào thông tin trong bài, hãy trình bày một số hợp tác về kinh tế, văn hoá trong ASEAN.
  3. Sản phẩm học tập: Một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá ASEAN
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

- GV sử dụng kĩ thuật "giao nhiệm vụ” đề chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm chẵn: trình bày một số hợp tác về kinh tế trong ASEAN, 

+ Nhóm lẻ: trình bày một số hợp tác về văn hoá trong ASEAN.

- GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật “sơ đồ tư duy" để trình bày kết quả, sử dụng kĩ thuật “công đoạn” đề các nhóm góp ý cho nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả dưới dạng sơ đồ tư duy lên giấy khổ lớn. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc

- Các nhóm khác theo dõi và bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. 

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

II. Một số hợp tác trong ASEAN

- Hợp tác về kinh tế: Các cơ chế hợp tác về phát triển kinh tế trong khối ASEAN khá đa dạng:

+ Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn kinh tế ASEAN. 

+ Thông qua các hiệp ước, hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

+ Thông qua các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN

+ Thông qua các chương trình, dự án như hợp tác giữa các nước thành viên về phát triển giao thông vận tải.

- Hợp tác về văn hoá: Các cơ chế hợp tác phát triển văn hoá trong khối ASEAN cũng khá đa dạng

+ Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN

+ Thông qua các hội nghị như Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá - Xã hội ASEAN (ASCC).

+ Thông qua các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN.

+ Thông qua các chương trình, dự án như các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản văn hoá

+ Thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá như Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN, Liên hoan phim ASEAN

Hoạt động 3: Thành tựu và thách thức của ASEAN

  1. Mục tiêu: 

- Phân tích được các thành tựu và thách thức của ASEAN.

- Phân tích được số liệu thống kê.

  1. Nội dung: GV cho HS dựa vào thông tin trong bài, hãy phân tích một số thành tựu và thách thức của ASEAN.
  2. Sản phẩm học tập: Thành tựu và thách thức của ASEAN
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

- GV sử dụng kĩ thuật "giao nhiệm vụ để chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm lẻ: phân tích một số thành tựu của ASEAN.

+ Nhóm chẵn: phân tích một số thách thức của ASEAN

- GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy" để trình bày kết quả, sử dụng kĩ thuật "công đoạn" để các nhóm góp ý cho nhau.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả dưới dạng sơ đồ tư duy lên giấy khổ lớn.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi đại diện một số nhóm đã hoàn thành để trình bày kết quả làm việc

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang Hoạt động mới.

III. Thành tựu và thách thức của ASEAN

1. Thành tựu

- Về kinh tế, ASEAN đã xây dựng được các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong khối, cũng như giữa ASEAN với các nước ngoài khối. Các nền kinh tế trong khu vực đã có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực. 

- Về xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện. Vấn đề việc làm cho người lao động từng bước được giải quyết.

- Về khai thác tài nguyên và môi trường, các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu,...

- Về giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, các nước thành viên đã tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định trong khu vực. 

2. Thách thức

- Về kinh tế, có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế giữa một số nước thành viên. Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ, gây khó khăn trong cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khác trên thế giới

- Về đời sống xã hội, có sự chênh lệch đáng kể về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước. 

- Về khai thác tài nguyên và môi trường, việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia. 

- Việc giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực, vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn tồn tại.

=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ĐỊA LÍ 11 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án powerpoint bài: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG Đây là biểu tượng của hiệp hội nào?

BÀI 13: HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ASEAN
  2. Mục tiêu
  3. Giống nhau: Cả hai tổ chức đều thúc đẩy hợp tác trên mọi mặt, hướng đến mục tiêu chung là một khu vực hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển.
  4. Khác nhau:

ASEAN

EU

- ASEAN gồm các nước có nền kinh tế đang phát triển, đời sống xã hội có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước thành viên nên các mục tiêu hướng tới:

+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội nhằm tạo đà cho sự phát triển.

+ Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên.

+ Ngoài ra, vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn tồn tại nên mục tiêu của ASEAN nhấn mạnh đến sự hoà bình và ổn định trong khu vực hơn EU.

- EU gồm các nước có nền kinh tế phát triển, ít có sự chênh lệch về đời sống xã hội giữa các nước thành viên nên các mục tiêu hướng tới:

+ Thúc đẩy tự do lưu thông để xây dựng một thị trường thống nhất.

+ Đảm bảo phúc lợi của công dân các nước thành viên

 

  1. Cơ chế hoạt động

Tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan:

Hội đồng Điều phối ASEAN

Hội đồng Cộng đồng ASEAN

Cơ quan chuyên ngành cấp

Bộ trưởng ASEAN

  • Thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách.
  • Tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.
  • Biểu tượng ASEAN: Biểu tượng ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN hoà bình, ổn định, năng động và thống nhất.
  1. MỘT SỐ HỢP TÁC TRONG ASEAN

Thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm chẵn: Trình bày một số hợp tác về kinh tế trong ASEAN

Nhóm lẻ: Trình bày một số hợp tác về văn hoá trong ASEAN

III. THÀNH TỰ VÀ THÁCH THỨC CỦA ASEAN

Thành tựu

Về kinh tế

  • Xây dựng được cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong khối và với các nước ngoài khối.
  • Các nền kinh tế trong khu vực có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.

Về xã hội

  • Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
  • Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện.
  • Vấn đề việc làm từng bước được giải quyết.

Về khai thác tài nguyên và môi trường

Chung tay giải quyết các vấn đề: quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường biển, biến đổi khí hậu,...

Quy mô GDP các nước trong khối ASEAN giai đoạn 2022 – 2031 theo dự báo của CEBR

Thách thức

Về khai thác tài nguyên và môi trường

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp lí, tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều quốc gia

Về giữ vững chủ quyền và an ninh khu vực

Vấn đề giải quyết tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn tồn tại

 => Xem nhiều hơn:

 
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án kì 1 Địa lí 11 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo, tải giáo án địa lí 11 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 địa lí 11 chân trời, tải giáo án word và điện tử địa lí 11 kì 1 CTST

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay