Đáp án địa lí 7 kết nối tri thức Chủ đề 2: Đô thị lịch sử và hiện tại
File đáp án địa lí 7 kết nối tri thức Chủ đề 2: Đô thị lịch sử và hiện tại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án địa lí 7 kết nối tri thức (bản word)
CHỦ ĐỀ CHUNG 2: ĐÔ THỊ LỊCH SỬ VÀ HIỆN TẠI
Đô thị và các nền văn minh cổ đại phương Đông
Câu 1: Hãy nêu và phân tích những điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông thời cổ đại.
Trả lời:
Điều kiện địa lí và lịch sử
- Dân cư tập trung sinh sống ven các con sông. Họ canh tác nông nghiệp trên những đồng bằng màu mỡ, phi nhiều, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm,
- Do sản xuất dần phát triển, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân công lao động, hình thành các đô thị (thành thị) cổ đại như: Ba-bi-lon (ở vùng Lưỡng Hà), Mem-phit (ở Ai Cập), Mô-hen-giỗ Đa-rô (ở Ấn Độ)
Câu 2: Các đô thị có ở phương Đông có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại
Trả lời:
Vai trò của các đô thị trong sự hình thành và phát triển các nền văn minh cổ đại: Là trung tâm hành chính, quân sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại, những đô thị cổ gắn liền với sự hưng thịnh và suy tàn của các nền văn minh đầu tiên ở phương Đông.
Đô thị và các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại
Câu 1: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy cho biết điều kiện địa lí và lịch sử có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Trả lời:
- Về kinh tế, các cuộc đại phát kiến địa lí đã góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp. Nhờ vậy tầng lớp thương nhân và chủ xưởng sản xuất,... ở Tây Âu trở nên giàu có.
- Các cuộc phát kiến địa lí đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,... => sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng.
- Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người lao động (nhất là nông dân) ngày càng bị bần cùng hóa. Dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
Câu 2: Đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các nền văn minh cổ đại ở châu Âu?
Trả lời:
- Các đô thị ở Hy Lạp, La Mã cổ đại đều đóng vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị của nhà nước, đồng thời cũng đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của các nền văn minh.
- Văn minh Hy Lạp, La Mã dựa trên sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp. Cùng với đó, không chỉ dân chủ tại các đô thị đã tạo điều kiện cho những sáng tạo văn học, nghệ thuật, triết học, khoa học - kĩ thuật.... nảy nở. Nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ còn được bảo tồn và phát huy giá trị to lớn đến tận ngày nay.
Câu 2: Nêu ý nghĩa của hai cuộc đại phát kiến địa II.
Trả lời:
- C.Cô-lôm-bộ được coi là người phát hiện ra châu Mỹ.
- Cuộc thám hiểm vòng quanh Trái Đất của Ph.Ma-gien-läng đã chứng minh một cách thuyết phục nhất Trái Đất có hình cầu.
Các đô thị châu Âu thời trung đại và giới thương nhân
Câu 1: Phân tích điều kiện dẫn đến sự ra đời các đô thị trung đại ở Tây Âu.
Trả lời:
Sự ra đời của các đô thị châu Âu thời trung đại
- Từ thế kỉ XI, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp trong các lãnh địa phong kiến có nhiều biến đổi
- Một số thợ thủ công đã tìm cách trốn khỏi lãnh địa hoặc dùng tiền để chuộc lại tự do. Họ tìm đến những nơi đồng dân cư, gần nguồn nguyên liệu, nơi giao nhau của các trục đường chính,... nhóm nhau lại đề cùng sản xuất, buôn bán. Từ đó các đô thị hình thành. Bên cạnh đó, còn có những đô thị do lãnh chúa, Giáo hội xây dựng hoặc được phục hồi từ những đô thị cổ đại.
Câu 2: Khai thác từ liệu 2 và thông tin trong mục, cho biết tầng lớp thương nhân có vai trò như thế nào đối với các đô thị trung đại ở châu Âu.
Trả lời:
Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa trước đây. Việc buôn bán giữa các nước ngày càng sôi động, đặc biệt xung quanh vùng Địa Trung Hải.