Đáp án Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản
File đáp án Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử 11 kết nối tri thức
BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
1. SỰ XÁC LẬP CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ.
CH: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Trả lời:
- Nửa sau thế kỉ XVII: Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh.
- Từ thập kỉ 60 của thế kỉ XVIII, cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu từ Anh, sau đó lan ra các nước Pháp, Đức,... => những chuyển biến to lớn về kinh tế - xã hội.
- Cuối thế kỉ XVIII: Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp.
- Trong thập kỉ 60 - 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp diễn dưới những hình thức khác nhau và giành được thắng lợi => Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức,...
2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
- a) Chủ nghĩa đế quốc và quá trình xâm lược thuộc địa:
Trả lời:
Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản kéo theo nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công => các nước tư bản tăng cường chính sách xâm lược, mở rộng thuộc địa => Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thiết lập hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
- b) Sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản:
CH 1: Trình bày sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
- Nửa đầu thế kỉ XIX, hàng loạt các thuộc địa của thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ở khu vực Mỹ La-tinh đã bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập => thành lập các quốc gia tư sản.
- Ở châu Á:
+ Sau cuộc Duy Tân Minh Trị (1868), Nhật Bản trở thành nước tư bản chủ nghĩa.
+ Cách mạng Tân Hợi (1911) mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
CH 2: Em có nhận xét gì về tốc độ mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Trả lời:
Trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển nhanh chóng và mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới.
- c) Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
CH 1: Khai thác Hình 7 (SGK trang 16) và thông tin trong mục, cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Các tổ chức độc quyền có khả năng chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, các nhà tư bản liên minh với nhau để thâu tóm phần lớn việc sản xuất hoặc tiêu thụ một số hàng hóa nhằm thu lợi nhuận cao, khống chế cuộc sống của người dân.
CH 2: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
Trả lời:
Thời kì xác lập chủ nghĩa tư bản là thời kì tự do cạnh tranh, cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sự phát triển kinh tế và quá trình cạnh tranh gay gắt đã làm các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản => Xuất hiện những xí nghiệp khổng lồ và các tổ chức độc quyền => chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền. Trong giai đoạn này, các tổ chức độc quyền chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế.
3. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI.
- a) Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại:
CH: Nêu khái niệm chủ nghĩa tư bản hiệu đại.
Trả lời:
Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.
- b) Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
CH: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Trả lời:
Tiềm năng:
- Có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để phát triển kinh tế, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới.
- Quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
Thách thức:
- Những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu như các cuộc khủng hoảng năng lượng => lạm phát, ô nhiễm môi trường, ...
- Những vấn đề chính trị, xã hội nan giải như phân biệt chủng tộc, bạo lực, ...
- Không giải quyết được triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng; sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
CH: Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Thời gian | Sự kiện |
Nửa sau thế kỉ XVII | Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh |
Cuối thế kỉ XVIII | Chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp. |
Nửa sau thế kỉ XIX | Chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức, ... |
Nửa đầu thế kỉ XIX | Phong trào đấu tranh bùng nổ tại hàng loạt các thuộc địa của thực dân TBN và Bồ Đào Nha => thành lập các quốc gia tư sản. |
Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX | Các nước tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa tư bản mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới, dần chuyển sang giai đoạn độc quyền. |
CH 1: Có quan điểm cho rằng: Chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản như trước đây. Nêu ý kiến của em về quan điểm này.
Trả lời:
Em không đồng ý với quan điểm trên.
Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, xã hội loài người đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại. Tuy nhiên, cho dù có khoác trên mình những “tấm áo choàng lộng lẫy” như thế nào đi nữa thì bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn không hề thay đổi, đúng như nhận định của Đảng ta “về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công”. Sự áp bức, bất công đó thông qua sự thống trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền, của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sự thống trị đó không chỉ đóng khung trong từng quốc gia, dân tộc mà được quốc tế hóa hơn bao giờ hết. Sự áp bức, bóc lột được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau và ngày càng mang tính chất tinh vi hơn trước; hình thức bóc lột cũng luôn có sự thay đổi dựa trên việc áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Sự bóc lột vượt khỏi biên giới quốc gia và được triển khai trên phạm vi quốc tế thông qua nhiều hình thức.
Dù có điều chỉnh thích nghi nhưng chủ nghĩa tư bản ngày nay vẫn không thể vượt qua khỏi mâu thuẫn vốn có, đó chính là“mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa”. Ngay khi đã mâu thuẫn sâu sắc với lực lượng sản xuất, nó vẫn chưa hết khả năng tự “co dãn”, tự điều chỉnh để thích nghi với lực lượng sản xuất mới, qua đó thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển trong thời kỳ nhất định. Đảng ta nhận định “Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”. Như vậy có thể thấy rằng, chủ nghĩa tư bản hiện đại trong khi chưa phát triển đến giai đoạn diệt vong gần kề nó đang tiếp tục tiến triển một cách khách quan đến một xã hội khác cao hơn.
CH 2: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về phong trào “Chiếm lấy phố Uôn” và giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan ra các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới.
Trả lời:
“Chiếm lấy phố Uôn” hay còn gọi là phong trào “99 chống lại 1” là một phong trào xuất hiện ở nước Mỹ vào đầu năm 2011. Tên của phong trào này nói lên rằng: 1% dân số Mỹ giàu có sở hữu tài sản quốc gia bằng số tài sản của 99% dân số. Phong trào đã lan sang nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
Từ phong trào "Chiếm Phố Wall" người biểu tình đòi đánh thuế người giàu nhiều hơn nữa, chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà của những người không còn khả năng trả nợ và đòi rút quân Mỹ về nước đồng thời chuyển ngân sách chiến tranh cho giáo dục, chống tăng học phí đại học, đòi việc làm… Chỉ trong thời gian ngắn phong trào đã lan rộng ra nhiều thành phố lớn của nước Mỹ và lan ra hàng chục nước khác trên thế giới, như Canada, Đức, Thụy Sỹ, Anh, Italia, Ireland, Tây Ban Nha,Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc…
Sở dĩ phong trào được nhiều người dân hưởng ứng và nhanh chóng lan rộng bởi hầu hết những người biểu tình đều hưởng ứng thông điệp của phong trào "Chiếm lấy phố Wall". Họ nhận thấy khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng chính do những chính sách kinh tế có lợi cho các tập đoàn.
=> Giáo án Lịch sử 11 kết nối bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản