Đáp án Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX)

File đáp án Lịch sử 11 Kết nối tri thức Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (Nửa đầu thế kỉ XIX). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 11: CUỘC CẢI CÁCH CỦA MINH MẠNG (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)

1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ.

CH: Nêu bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng.

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng:

  • Đất nước vừa trải qua thời gian chiến tranh và bị chia cắt lâu dài, đặt ra rất nhiều khó khăn. Trước đó nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc ổn định tình hình đất nước và ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ.
  • Bộ máy hành chính nhà nước thời kì này còn chưa hoàn chỉnh. Ở trung ương, nhiều cơ quan chưa được hoàn thiện. Ở địa phương, tính phân quyền còn đậm nét với sự tồn tại của Bắc Thành và Gia Định Thành. Tổ chức hành chính giữa các khu vực thiếu thống nhất. Quan lại trong bộ máy nhà nước chủ yếu do các võ quan nắm giữ.

2. NỘI DUNG CẢI CÁCH.

CH1: Khai thác lược đồ Hình 2, nêu nhận xét của em về đơn vị hành chính Việt Nam sau cải cách Minh Mạng.

Trả lời:

Cải cách hành chính là trọng tâm trong công cuộc cải cách của vua Minh Mạng. Ông chia cả nước làm 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên. Mỗi tỉnh đều có Tổng đốc, Tuần phủ cai quản cùng hai ti, hoạt động theo sự điều hành của triều đình. Các phủ, huyện, châu, tổng, xã vẫn giữ như cũ. Việc cải cách như vậy giúp cho hệ thống cơ quan trở nên chặt chẽ, gọn nhẹ hơn. Hệ thống đơ vị hành chính trong cả nước cũng áp dụng đến nay. Nhìn chung, các chính cải cách hình chính giúp vua thuận lợi trong việc quản lí đất nước.

 

CH 2: Trình bày một số biện pháp cải cách của vua Minh Mạng.

Trả lời:

  • Ở trung ương, vua Minh Mạng là tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện.
  • Đổi Thị thư viện thành Văn thư phỏng, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương, chuyển và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại, khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn.
  • Lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quản sự quan trọng, đứng đầu là quan văn, võ do đích thân nhà vua lựa chọn.
  • Cải cách quan trọng tiếp theo là hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện...
  • Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện và lục Khoa.
  • Ở địa phương, cải cách quan trọng nhất là về hành chính, đặc biệt là chia đất nước thành các tỉnh. 
  • Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA.

CH: Trình bày kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng.

Trả lời:

Kết quả: 

  • Xây dựng được chế độ quân chủ trung ương tập quyền cao độ (vua nắm trong tay quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và thống lĩnh quân đội);
  • Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước
  • Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

Ý nghĩa:

  • Cuộc cải cách có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính, làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước.
  • Cuộc cải cách Minh Mạng cũng để lại bài học kinh nghiệm đối với tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong đó, cách thức phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh thời Minh Mạng là một trong những di sản lớn nhất của cuộc cải cách, còn có giá trị đến ngày nay.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH1: Lập sơ đồ tư duy tóm tắt bối cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Mạng.

Trả lời:

 

CH2: Nêu nhận xét của em về cuộc cải cách MInh Mạng.

Trả lời:

Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lí một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy, cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.

Vận dụng

CH: Liên hệ với thực tiễn và tìm hiểu thêm từ sách, báo, internet, cho biết những bài học kinh nghiệm nào từ cuộc cải cách của vua Minh Mạng có thể áp dụng vào việc xây dựng nền hành chính Việt Nam hiện đại? Lấy ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Cải cách bộ máy nhà nước của vua Minh Mệnh để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích về các nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước, những giá trị cần lựa chọn trong chính sách quản lý, những bài học về cải cách quan chế… 

  • Bộ máy nhà nước nên thực hiện theo nguyên tắc “Trên dưới liên kết hiệp đồng, trong ngoài kiềm chế lẫn nhau” trong hoạt động của bộ máy nhà nước để đạt hiệu quả cao. Việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động của bộ máy nhà nước hiện nay sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng lãng phí.
  • Bộ máy nhà nước nên thực hiện nguyên tắc “chức vụ và trách nhiệm nghiêm minh,  quyền lợi và nghĩa vụ tương xứng” nhằm khuyến khích, động viên quan lại, quan lại nào làm tốt sẽ được nhà vua ban thưởng, làm không tốt sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình.
  • Đề cao giá trị của pháp luật và tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật.

=> Giáo án Lịch sử 11 kết nối Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án lịch sử 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay