Đáp án Sinh học 6 cánh diều Bài 18: Đa dạng nấm

File đáp án Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) cánh diều Bài 18: Đa dạng nấm. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án Sinh học 6 Cánh diều theo Module 3

 

BÀI 18: ĐA DẠNG NẤM

PHẦN MỞ ĐẦU

Câu 1: Hãy nói tên mỗi loại nấm trong hình 18.1

Trả lời:

Nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương, nấm bào ngư.

Câu 2: Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật.

Trả lời:

Vì nấm không có chất diệp lục, nấm cũng chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt). 

I. SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM

Câu 1: Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm. Nấm có các dinh dưỡng như thế nào?

Trả lời:

Đặc điểm nhận biết: nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài. 

Giá trị dinh dưỡng: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm như kim châm, linh chi, đùi gà... còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch. Trung bình, 100 gram nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có 7-9 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Ngoài ra, nấm tươi con chứa nhiều loại vitamin B1, B6, B12, PP…

Câu 2: Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm. (tên, nhóm nấm, đặc điểm, ví dụ đại diện)

Trả lời:

Tên nhóm nấm

Nấm túi

Nấm đảm

Nấm tiếp hợp

Đặc điểm

Là loại nấm thể quả có dạng túi

Là loại nấm thể quả có dạng mũ

Có sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, xanh...

Ví dụ đại diện

Nấm bụng dê, nấm cục

Nấm hương, nấm rơm, nấm sò

Nấm mốc trên bánh mì, trên các loại quả

Câu 3: Kể tên các loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào các nhóm phân loại phù hợp.

Trả lời:

Tên nấm

Nấm túi

Nấm đảm

Nấm tiếp hợp

Nấm bụng dê (nấm nhăn)

x

  

Nấm tai mèo (mộc nhĩ)

 

x

 

Nấm mốc trên quần áo

  

x

Nấm linh chi 

 

x

 

Nấm sò

 

x

 

Nấm rơm

 

x

 

Nấm đông cô

x

  

Câu 4: Hãy quan sát một số loại nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm trứng...) và mô tả đặc điểm hình thái của chúng.

Trả lời:

  • Nấm mộc nhĩ: được biết đến do hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn.
  • Nấm rơm: sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính "cây nấm" lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại.
  • Nấm mỡ: thân nấm ngắn, mũ nấm tròn, dày, nấm mỡ hai trạng thái màu sắc trong khi chưa trưởng thành là màu trắng và nâu
  • Nấm trứng: thân nấm ngắn, mũ nấm hình giống quả trứng gà, màu vàng cam

 

II. VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NẤM

Câu 1: Nêu vai trò và tác hại của nấm

Trả lời:

Vai trò: quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm,...); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm lonh chi, nấm Pencillium...).

Tác hại: Một số loại nấm độc nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong. 

Câu 2: Lập bảng về các loại nấm đã học, vai trò và tác hại của mỗi loại nấm đó

Trả lời:

Tên nấm

Vai trò / Tác hại

Nấm kim châm

Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng 

Nấm men bánh mì

Để sản xuất đồ uống có cồn, như bia hay rượu vang thông qua quá trình lên men rượu

Đông trùng hạ thảo

Là loại dược liệu quý hiếm 

Mộc nhĩ

Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng 

Câu 3:

  1. Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên trái đất
  2. Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng bệnh đó
  3. Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng?

Trả lời:

  1. Nấm có thể làm sạch đất, nước và không khí ô nhiễm. Một số nấm ăn có chứa enzym với khả năng oxy hóa làm giảm ô nhiễm. Trong đó, nấm Sò (Pleurotus sp.), nấm Đảm (Pycnoporus sanguineus) và nấm Vân chi (Maximum Trametes) cho hiệu quả thanh lọc dược phẩm cao nhất.
  2. Bệnh hắc lào. Cách phòng chữa bệnh:
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng như đảm bảo môi trường sống không bị ô nhiễm.
  • Đảm bảo da luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt quá lâu.
  • Hạn chế việc mặc chung quần áo, sử dụng đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh hắc lào.
  • Không mặc đồ ẩm ướt, những bộ đồ bó sát gây khó chịu khiến mồ hôi tích tụ, không thoát ra được.
  • Nên chọn những bộ đồ nội y hoặc những đôi tất có khả năng thoáng khí cao.
  • Nếu nuôi thú cưng, bạn nên hạn chế tiếp xúc và chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng.
  1. Các loại bánh mì, hoa quả để ở nhiệt độ phòng thường dễ bị mốc hơn do độ ẩm trong bánh cao hơn và chúng được hạn chế sử dụng chất bảo quản.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án sinh học 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay