Đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 23: Hai Bà Trưng
File đáp án Tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 23: Hai Bà Trưng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 23. HAI BÀ TRƯNG
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Nghe bài hát về một người anh hùng và nói tên người anh hùng được nhắc tới trong bài hát đó.
Trả lời:
Gợi ý:
Kim Đồng
Nhạc sĩ: Phong Nhã
Hờn căm bao lũ tham tàn phát xít
dấn bước ra đi Kim Đồng lên chiến khu
Kim Đồng quê hương Việt Bắc xa mù
Kim Đồng thay cha rửa mối quốc thù.
Anh Kim Đồng ơi! Anh Kim Đồng ơi!
Tuy anh xa rồi tuy anh xa rồi
gương anh sáng ngời gương anh sáng ngời.
Đội ta cố noi...
Bao phen giao liên trong rừng gian lao
nguy nan vô cùng xung phong theo gương anh hùng
đùng đùng đùng đoàng đoàng đoàng anh vẫn đi...
Anh luôn luôn tiến tiến tiến
đi theo dò quân xâm lăng
Anh xông pha chốn khắp chốn
đi tuyên truyền trong nhân dân
Kim Đồng tên anh muôn thuở không mờ
Kim Đồng tên anh lừng lẫy chiến khu.
Người anh hùng được nhắc tới trong bài hát trên là: Anh Kim Đồng (Nông Văn Dền)
ĐỌC
Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm.
Trả lời:
Những chi tiết cho thấy tội ác của giặc ngoại xâm:
- Giặc ngoại xâm thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ.
- Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, có sấu, thuồng luồng,...
Câu 2: Hãy giới thiệu về Hai Bà Trưng.
Trả lời:
Hai Bà Trưng quê ở huyện Mê Linh, là hai người con gái tài giỏi, vừa giỏi võ nghệ vừa nuôi chí giành lại non sông.
Câu 3: Theo em, vì sao Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa?
Trả lời:
Theo em, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa vì chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giặc lập mưu giết hại.
Câu 4: Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả hào hùng như thế nào?
Trả lời:
Hình ảnh Hai Bà Trưng và đoàn quân ra trận được miêu tả:
- Hai Bà Trưng bước lên bành voi. Đoàn quân rùng rùng lên đường.
- Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ấn hiện của Hai Bà.
- Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em về hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.
Trả lời:
Nêu cảm nghĩ của em về hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.
Hai Bà Trưng là những người con gái dũng cảm, đồng thời cũng là hai vị tướng tài ba trong lịch sử nước nhà. Họ không chỉ là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ mà còn là những người đã bước đầu xây dựng được chính quyền độc lập, tự chủ. Tấm gương anh dũng của Hai Bà Trưng là sự cổ vũ to lớn, thúc đẩy tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta phát triển và ngày một mạnh mẽ hơn.
NÓI VÀ NGHE
Câu 1: Nêu sự việc trong từng tranh
Trả lời:
- Tranh 1: Giặc ngoại xâm xâm lược nước ta, giết hại dân lành.
- Tranh 2: Hình ảnh hai chị em, hai người con gái tài giỏi - Trưng Trắc và Trưng Nhị.
- Tranh 3: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa để trả nợ nước, thù nhà khiến quân giặc bị đánh cho tan tác. Tướng giặc Tô Định phải ôm đầu chạy về nước.
- Tranh 4: Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Hai Bà Trưng trở về trong niềm hân hoan của nhân dân và trở thành những vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà.
Câu 2: Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
Trả lời:
HS nhìn tranh và tự kể lại câu chuyện.
VIẾT
Câu 1: Nghe - viết: Hai Bà Trưng (từ Hai Bà Trưng bước lên đến sạch bóng quân thù).
Trả lời:
HS tự thực hiện.
Câu 2: Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông.
trú/chú | ∎ ẩn | ∎ trọng | ∎ ý | chăm ∎ | cô ∎ |
trợ/chợ | ∎ giúp | hỗ ∎ | hội ∎ | viện ∎ | ∎ nổi |
Trả lời:
Chọn tiếng thích hợp thay cho ô vuông.
trú/chú | trú ẩn | chú trọng | chú ý | chăm chú | cô chú |
trợ/chợ | trợ giúp | hỗ trợ | hội chợ | viện trợ | chợ nổi |
Câu 3: Làm bài tập a hoặc b.
- Chọntrhoặc ch thay cho ô vuông
Có ∎ú bé ba tuổi,
Vẫn chẳng ∎ịu nói, cười
Thấy giặc Ân xâm lược
∎ợt vụt cao gấp mười.
Cưỡi ngựa, vung roi sắt
Ra ∎ận, chú hiên ngang
Roi gãy, nhổ ∎e làng
Quật tới tấp, giặc tan.
(Theo Phan Thế Anh)
- Chọn tiếng trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.
Vùng đảo ấy bấy giờ
Không thuyền bè qua ∎(lại/lạy)
Sóng mù mịt bốn bề
∎(Ai/Ay)mà không sợ ∎(hãi/hãy)?
∎(Mai/May) An Tiêm không ∎(ngại/ngay)
Có trí, có đôi ∎(tai/tay)
Có nước, có đất trời
Lo gì không sống nổi!
(Theo Nguyễn Sĩ Đại)
Trả lời:
Làm bài tập a hoặc b.
- Chọntrhoặc ch thay cho ô vuông
Có chú bé ba tuổi,
Vẫn chẳng chịu nói, cười
Thấy giặc Ân xâm lược
Chợt vụt cao gấp mười.
Cưỡi ngựa, vung roi sắt
Ra trận, chú hiên ngang
Roi gãy, nhổ tre làng
Quật tới tấp, giặc tan.
(Theo Phan Thế Anh)
- Chọn tiếng trong ngoặc đơn:
Vùng đảo ấy bấy giờ
Không thuyền bè qua lại
Sóng mù mịt bốn bề
Ai mà không sợ hãi?
Mai An Tiêm không ngại
Có trí, có đôi tay
Có nước, có đất trời
Lo gì không sống nổi!
(Theo Nguyễn Sĩ Đại)
VẬN DỤNG
Câu 1: Kể cho người thân về một nhân vật lịch sử có công với đất nước.
Câu trả lời:
Lịch sử Việt Nam đã lưu danh biết bao cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm oanh liệt từ xưa đến nay, trong số đó không thể không nhắc đến chiến thắng chống quân Nam Hán vang dội trên sông Bạch Đằng năm 938. Và linh hồn của trận đánh huyền thoại ấy, cũng chính là người anh hùng dân tộc em vô cùng ngưỡng mộ, đó chính là Ngô Quyền.
Ngô Quyền hay còn gọi với tên Ngô chúa, là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô cũng là vị anh hùng dân tộc đã lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán. Ông xuất thân từ dòng họ hào trưởng ở Đường Lâm (tức Hà Nội ngày nay), cha làm châu mục, bản thân Ngô Quyền từ nhỏ đã có trí dũng hơn người, khôi ngô sáng sủa. Tục truyền khi ông mới sinh ra, xung quanh nhà liền tỏa ra thứ ánh sáng khác lạ, lại có 3 nốt ruồi phía sau lưng, thầy xem tướng nói chắc chắn sau này sẽ làm nên sự nghiệp lớn. Lớn lên, Ngô Quyền lại càng tỏ rõ sự hơn người của mình, mắt sáng, dáng đi thong dong, sức vóc phi thường. Nhưng cũng vào lúc đó, quân Nam Hán do Kiều Công Tiễn cầu cứu kéo quân sang xâm lược nước ta. Khi nhận được tin, Ngô Quyền đã bày binh bố trận trên sông Bạch Đằng, dùng kế vót nhọn cọc gỗ cắm ở dưới đáy sông, chờ thủy triều lên che kín, thuyền giặc không nhìn thấy; khi nước thủy triều rút thuyền giặc bị mắc vào cọc gỗ và chìm. Nhờ có kế đánh đầy khôn khéo, thông minh của ông mà quá nửa quân giặc bị chết đuối, tướng Nam Hán là Lưu Hoằng Thao bị Ngô Quyền giết chết, đất nước sạch bóng quân thù. Trận đánh này không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc mà còn là trận đánh mang ý nghĩa quan trọng khi chấm dứt hơn 100 năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập cho dân tộc ta. Sau chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xây dựng nhà nước tự trị, lập ra nhà Ngô.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 23: Hai bà trưng