Đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 2: Về thăm quê
File đáp án Tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 2: Về thăm quê. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 2. VỀ THĂM QUÊKHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hỏi - đáp về những việc em đã làm cùng người thân trong kì nghỉ hè.
Trả lời:
- Kì nghỉ hè vừa rồi, tớ đã cùng ông ngoại đi trồng rau. Kì nghỉ hè của cậu thế nào? Có những việc gì cậu làm cùng người thân không?
- Có chứ. Kì nghỉ hè vừa rồi, tớ đã cùng mẹ khâu những chiếc khẩu trang tặng mọi người.
ĐỌC
Câu 1: Bạn nhỏ thích nhất điều gì khi nghỉ hè?
Trả lời:
Nghỉ hè, bạn nhỏ thích nhất được theo mẹ về quê.
Câu 2: Những câu thơ sau giúp em hiểu điều gì về bạn nhỏ?
Trả lời:
Những câu thơ đã nêu giúp em hiểu bạn nhỏ là người ngoan ngoãn, lễ phép, biết yêu thương người khác, cụ thể ở đây là bà của bạn nhỏ.
Câu 3: Kể những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu.
Trả lời:
Những việc làm nói lên tình yêu thương của bà dành cho con cháu:
- Bà để dành các quả trong vườn cho cháu về hái.
- Khi bạn nhỏ mồ hôi nhễ nhại, bà theo quạt liền tay.
- Khi đi ngủ, bạn nhỏ được bà kể chuyện và quạt cho.
Câu 4: Theo em, vì sao bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê?
Trả lời:
Theo em, bạn nhỏ thấy vui thích trong kì nghỉ hè ở quê vì: được về quê thăm bà, được nhận những tình cảm của bà: được ăn quả bà để dành cho, được bà quạt mát, kể chuyện, được ngửi mùi thơm của bao nhiêu quả trong vườn.
VIẾT
Ôn chữ viết hoa: A, Ă, Â
Câu 1: Viết tên riêng: Đông Anh.
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện.
Câu 2: Viết câu:
Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương
(Ca dao)
Trả lời:
Học sinh tự thực hiện.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Dựa vào tranh, tìm từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động (theo mẫu).
Trả lời:
Từ ngữ chỉ sự vật | Từ ngữ chỉ hoạt động | |
Chỉ người | Chỉ con vật | |
bác nông dân | gặt lúa | |
con trâu | gặm cỏ | |
bạn nhỏ | xách thùng nước | |
bạn nhỏ | thả diều |
Câu 2: Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu.
- Câu giới thiệu
Mẫu: Các cô bác nông dân là những người lẩm lúa gạo.
- Câu nêu hoạt động
Mẫu: Các cô bác nông dân đang gặt lúa.
Trả lời:
Dựa vào từ ngữ tìm được ở bài tập 1, đặt câu.
- Câu giới thiệu
- Con trâu là động vật gặm cỏ.
- Các bạn nhỏ thường thích chơi thả diều.
- Câu nêu hoạt động
- Con trâu đang gặm cỏ.
- Bạn nhỏ đang xách thùng nước.
- Bạn nhỏ đang thả diều.
Câu 3: Ghép từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để tạo câu. Chép lại các câu đó.
Trả lời:
- Chim chóc - đua nhau hót trong vòm cây.
- Bầy ong - bay đi tìm hoa.
- Đàn cá - bơi dưới hồ nước.
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
Câu 1: So sánh để tìm những điểm khác nhau giữa 2 tin nhắn dưới đây:
- Người viết tin nhắn và người nhận tin nhắn
- Nội dung tin nhắn
- Phương tiện thực hiện
Trả lời:
So sánh để tìm những điểm khác nhau giữa 2 tin nhắn:
| Tin nhắn 1 | Tin nhắn 2 |
Người viết và người nhận tin nhắn | - Người viết: Tuấn - Người nhận: Hùng | - Người viết: Phương - Người nhận: bà của Phương |
Nội dung tin nhắn | Tuấn rủ Hùng đi đá bóng. | Phương đã về đến nhà, rất nhớ bà, hẹn sang năm lại về chơi với bà. |
Phương tiện thực hiện | Thư tay | Tin nhắn điện thoại |
Câu 2: Em hãy soạn tin nhắn theo một trong các tình huống sau:
- Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.
- Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.
Trả lời:
Soạn tin nhắn theo một trong các tình huống:
HS chọn làm câu a hoặc câu b.
- Em nhắn người thân mua cho mình một đồ dùng học tập.
Tin nhắn: "Mẹ ơi, hộp bút của con bị rách rồi. Mẹ mua cho con một hộp bút mới mẹ nhé! Yêu mẹ nhiều nhiều!".
- Em nhắn bạn mang cho mình mượn cuốn truyện.
Tin nhắn: "Hùng ơi, mai cậu đi học, cậu đem cho tớ muộn cuốn truyện Conan của cậu với nhé! Cảm ơn cậu nhiều!".
Câu 3: Đọc lại tin nhắn của em, phát hiện lỗi và sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, sắp xếp ý, ...).
Trả lời:
HS đọc lại tin nhắn mình đã viết, phát hiện lỗi và sửa lỗi (nếu có).
VẬN DỤNG
Câu 1: Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... viết về những hoạt động yêu thích của trẻ em.
Ví dụ: "Đi tàu Thống Nhất"
Trả lời:
Đôi bàn tay bé
Nguyễn Lam Thắng
Đôi bàn tay bé xíu
Lại siêng năng nhất nhà
Hết xâu kim cho bà
Lại nhặt rau giúp mẹ
Đôi bàn tay be bé
Nhanh nhẹn ai biết không?
Chiều tưới cây cho ông
Tối chép thơ tặng bố
Đôi bàn tay bé nhỏ
Bế em (mẹ vắng nhà)
Đôi tay biết nhường quà
Dỗ dành khi em khóc
Đôi bàn tay bé nhóc
Điểm mười giành lấy ngay
Phát biểu xây dựng bài
Và nổi danh múa dẻo
Đôi bàn tay bé khéo
Mười ngón mười bông hoa.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 2: Về thăm quê