Đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 28: Con đường của bé

File đáp án Tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 28: Con đường của bé. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 28. CON ĐƯỜNG CỦA BÉ

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Cùng nhau giải đố:

1. Ai mặc áo màu trắng

Có chữ thập xinh xinh

Tiêm thuốc cho chúng mình

Đuổi thật xa bệnh tật?

(Theo Lê Thu Hương)

2. Ai thường hay đến lớp

Chăm chỉ soạn, chấm bài

Say sưa những ngày dài

Bên mỗi trang giáo án?

(Kim Ngân)

Trả lời:

  1. Bác sĩ
  2. Thầy cô giáo

ĐỌC

Câu 1: Ba khổ thơ đầu nhắc đến những ai? Công việc của họ là gì?

Trả lời:

Ba khổ thơ đầu nhắc đến chú phi công, chú hải quân và bác lái tàu. Công việc của họ là:

  • Chú phi công lái máy bay
  • Chú hải quân canh giữ biển đảo
  • Bác lái tàu lái tàu dọc đất nước.

 

Câu 2: Bạn nhỏ kể những gì về công việc của bố mẹ mình?

Trả lời:

Bạn nhỏ kể về công việc của bố mẹ mình:

  • Công việc của bố: xây dựng, đi trên giàn giáo để tạo thành các ngôi nhà.
  • Công việc của mẹ: làm đồng, đi trên cánh đồng có cỏ ruộng dâu xanh tốt và thảm lúa vàng ngát hương.

 

Câu 3: Qua hình ảnh những con đường, tác giả muốn nói về điều gì?

  1. Nói về nghề nghiệp
  2. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên
  3. Nói về các loại phương tiện giao thông

Trả lời:

Qua hình ảnh những con đường, tác giả muốn nói về:

  1. Nói về cảnh đẹp thiên nhiên

Câu 4: Em hiểu "con đường trên trang sách" có nghĩa là gì?

  1. Con đường được vẽ trong sách
  2. Con đường khám phá kiến thức
  3. Con đường ta đi lại hằng ngày

Trả lời:

Em hiểu "con đường trên trang sách" có nghĩa là:

  1. Con đường khám phá kiến thức

Câu 5: Nói 2 - 3 câu về một con đường được tả trong bài thơ.

Trả lời:

HS nói 2 - 3 câu về một con đường được tả trong bài thơ. Ví dụ: Em rất thích con đường của chú phi công vì con đường đó lẫn trong mây cao tít. Em cũng muốn sau này mình sẽ được đi lại trên bầu trời, ngắm nhìn những đám mây.

ĐỌC MỞ RỘNG

Câu 1: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ, ... về một nghề nghiệp hoặc công việc nào đó và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

- Ngày đọc: 01/12/2022

- Tên bài: Trăn trở nghề biên tập viên sách

- Tác giả: Thúy Hà

Nghề nghiệp hoặc công việc được nói đến: biên tập viên sách

Cảm nghĩ của em về nghề nghiệp hoặc công việc đó: sang trọng nhưng vất vả

Mức độ yêu thích: 5 sao

 

Câu 2: Trao đổi thêm với bạn về lợi ích mà nghề đó mang lại cho cuộc sống.

Trả lời:

Lợi ích mà nghề biên tập viên sách đem lại cho cuộc sống: biên tập các cuốn sách hay, ra mắt độc giả, góp phần nâng cao dân trí.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1: Tìm các từ ngữ phù hợp với các cột trong bảng.

Trả lời:

NGHỀ NGHIỆP

Tên nghề nghiệp

Người làm nghề

Công việc

Nghề y

Điều dưỡng

Chăm sóc bệnh nhân

Bác sĩ

Chữa bệnh

Nghề dược

Dược sĩ

Quản lý, cung cấp, pha chế thuốc

Nghề nông

Nông dân

Trồng cấy

Câu 2: Tìm từ được dùng để hỏi trong mỗi câu dưới đây:

  1. Bố cậu làm nghề gì?
  2. Vì sao cậu thích nghề bác sĩ?
  3. Mẹ cậu là y tá à?
  4. Cậu thường thức dậy lúc mấy giờ?

Mẫu: Câu a: Từ để hỏi là từ "gì".

Trả lời:

  • Câu b: Từ để hỏi là "vì sao".
  • Câu c: Từ để hỏi là "à".
  • Câu d: Từ để hỏi là "mấy".

 

Câu 3: Chuyển những câu kể dưới đây thành câu hỏi.

  1. Nam đi học.
  2. Cô giáo vào lớp.
  3. Cậu ấy thích nghề xây dựng.
  4. Trời mưa.

Mẫu:

Trả lời:

Chuyển những câu kể thành câu hỏi:

  1. Cô giáo vào lớp.
  • (1) Cô giáo vào lớp chưa?
  • (2) Cô giáo vào lớp (rồi) à?
  • (3) Cô giáo có vào lớp không?
  • (4) Bao giờ cô giáo vào lớp?
  1. Cậu ấy thích nghề xây dựng.
  • (1) Cậu ấy thích nghề xây dựng chưa?
  • (2) Cậu ấy thích nghề xây dựng à?
  • (3) Cậu ấy thích nghề xây dựng không?
  • (4) Vì sao cậu ấy thích nghề xây dựng?
  1. Trời mưa.
  • (1) Trời mưa chưa?
  • (2) Trời mưa à?
  • (3) Trời có mưa không?
  • (4) Bao giờ trời mưa?

LUYỆN VIẾT ĐOẠN

Câu 1: Trao đổi với bạn suy nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện đã đọc.

Gợi ý: Đọc những gợi ý dưới đây để nhớ lại các chi tiết về những nhân vật đã đọc.

Trả lời:

HS trao đổi với bạn suy nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện đã đọc. Ví dụ:

  • Huy-gô là một cậu bé thông minh, học giỏi, có tài làm thơ. Đến cuối giờ cậu mới viết đáp án bằng bài thơ của mình vào cho thấy cậu khá bình tĩnh, để ý đến thời gian.
  • Pu-skin cũng như Huy-gô, cũng giỏi làm thơ. Pu-skin đã chữa lời cho một người bạn trong lớp bằng ba câu thơ của mình cho thấy Pu-skin không những có tài mà còn có lòng nhân ái, bao dung.
  • Cô-li-a đã vui vẻ nhận lời giặt áo sơ mi và quần áo lót vì đó là việc bạn ấy đã nói trong bài tập làm văn, cho thấy bạn ấy là người nói lời giữ lời.
  • Na là một cô bé ngây thơ, trong sáng và yêu thương bà.

 

Câu 2: Viết đoạn văn ngắn về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc. Em thích hay không thích nhân vật đó? Vì sao?

Trả lời:

HS viết đoạn văn ngắn về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc.

Em rất thích nhân vật Cô-li-a. Vì dù ban đầu bạn phải cố gắng nghĩ ra lời văn để viết, bạn cũng đã viết điều chưa phải sự thật. Nhưng cũng nhờ bài tập làm văn mà bạn nhận ra bản thân cần giúp đỡ mẹ nhiều hơn. Em thích bạn vì bạn đã làm những việc giặt áo sơ mi và quần áo lót mà bạn đã nói trong bài tập.

 

Câu 3: Trao đổi bài làm của em với bạn, chỉnh sửa và bổ sung ý hay.

Trả lời:

HS trao đổi bài làm với bạn, chỉnh sửa, bổ sung.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay