Đáp án tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 4: Những cái tên đáng yêu
File đáp án Tiếng việt 3 kết nối tri thức Bài 4: Những cái tên đáng yêu. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 4. NHỮNG CÁI TÊN ĐÁNG YÊUKHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Dựa vào đâu người ta đặt tên cho mỗi loài vật dưới đây? (tiếng kêu, hình dáng, cách kiếm ăn)
Trả lời:
ĐỌC
Câu 1: Mỗi con vật trong câu chuyện làm gì và nói gì khi đến bên cây nấm?
Trả lời:
Khi đến bên cây nấm, mỗi con vật trong câu chuyện:
- Giun đất:
- Bò đến bên cây nấm, nhìn và nghển cổ uống những giọt sương mớt trên tán nấm.
- Giun đất nói: "Chiếc bàn nấm xinh xắn ơi, thức uống ở đây thật ngon!"
- Kiến:
- Buổi trưa, trời nắng chang chang, kiến bò đến chân cây nấm và nằm đó ngủ trưa.
- Kiến nói: "Mái nhà xinh đẹp ơi, ngủ ở đây thật mát."
- Hai chú bướm:
- Bay lượn quanh cây nấm và ngắm nghía vì thấy lạ.
- Bướm nói: "Sao chiếc mũ này cho chân nhỉ."
- Ếch cốm:
- Ếch cốm nhảy lên tớn nấm ngồi nghỉ.
- Ếch nói "Ghế nhỏ ơi, xin cậu đừng đi đâu, cứ ở nguyên đây nhé! "
Câu 2: Vì sao cây nấm lại được các con vật gọi bằng những cái tên khác nhau?
Trả lời:
Cây nấm được các con vật gọi bằng những cái tên khác nhau vì mỗi con vật thấy nấm có một tác dụng khác nhau rất riêng biệt.
Câu 3: Cây nấm cảm thấy thế nào khi được gọi bằng nhiều tên như vậy?
Trả lời:
Cây nấm cảm thấy thú vị và bật cười khúc khích.
Câu 4: Nói 2 - 3 câu nhận xét về hình dáng, điệu bộ và hành động của một nhân vật trong câu chuyện.
Trả lời:
- Giun đất: thích thú và thấy nước trên mái nâm thật ngon.
- Kiến: điệu bộ rất tự nhiên và thoải mái nằm dưới mái nấm, tỏ thái độ rất thích thú.
- Bướm: thấy lạ và thắc mắc nhiều điều về mái nấm.
- Ếch: xem Nẫm như chiếc ghế và thản nhiên căn dặn Nấm đừng đi đâu hãy ở yên đây.
ĐỌC MỞ RỘNG
Câu 1: Đọc bài về hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió,...) và viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Trả lời:
PHIẾU ĐỌC SÁCH | |
- Ngày đọc: 01/11/2022 - Tên bài: Cầu vồng | - Tác giả: Phạm Thanh Quang - Hiện tượng tự nhiên được nói đến trong bài: cầu vồng |
Thông tin mới đối với em: Có thể xuất hiện đồng thời hai dải cầu vồng, cầu vồng nhỏ sẽ ở dưới cầu vồng to. | Một số từ ngữ mới: không có |
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 2: Chia sẻ với bạn một số thông tin mới mà em biết được sau khi đọc.
Trả lời:
HS tự thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1: Tìm trong những từ dưới đây các cặp từ có nghĩa giống nhau.
Trả lời:
Các cặp từ có nghĩa giống nhau:
- hiền lành - hiền hậu
- xa tít - xa xôi
- hiền lành - hiền hậu
- trắng phau - trắng tinh
- gọn ghẽ - gọn gàng
- yêu quý - yêu mến
Câu 2: Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây:
- Trên bãi cỏ xanh mướtmọc lên một cây nấm mập mạp.
- Chiếc bànxinh xắnơi, thức uống ở đây thật ngon!
- Hai chú bướm gọi nấm là chiếc mũ kì lạ.
Trả lời:
Từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ in đậm dưới đây:
- a. xanh tốt
- b. xinh đẹp
- c. lạ lùng
Câu 3: Dựa vào câu chuyện Những cái tên đáng yêu, hỏi - đáp về thời gian các con vật xuất hiện bên cây nấm.
Mẫu:
- Khi nào giun đất bò đến bên cây nấm?
- Buổi sáng, giun đất bò đến bên cây nấm.
Trả lời:
Dựa vào câu chuyện Những cái tên đáng yêu, hỏi - đáp về thời gian các con vật xuất hiện bên cây nấm.
- Khi nào kiến bò đến chân cây nấm?
- Buổi trưa kiến bò đến chân cây nấm.
- Khi nào hai chú bướm bay lượn quanh cây nấm?
- Buổi chiều, chú bướm bay lượn quanh cây nấm.
- Ếch thấy cây nấm khi nào?
- Buổi tối, Ếch thấy cây nấm.
LUYỆN VIẾT ĐOẠN
Câu 1: Quan sát tranh, viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.
Trả lời:
Hai bạn nhỏ đang tích cực cùng nhau trồng cây. Các bạn làm việc rất hăng say và chăm chỉ. Để có được cây xanh to lớn che rợp bóng mát, cấn trải qua khá nhiều giai đoạn. Đầu tiên, hai bạn xới đất, đào lỗ cho cây. Xong việc đào lỗ, hai bạn đặt cây xuống thật cẩn thận rồi lập đất thật chặt cho cây đứng vững và có thể phát triển tốt. Nhiệm vụ cuối cùng là hai bạn cùng nhau tưới nước cho cây để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và phát triển tốt nhất.
Câu 2: Trao đổi bài làm trong nhóm để sửa lỗi và bổ sung ý cần thiết.
Trả lời:
HS trao đổi với bạn.
VẬN DỤNG
Câu 1: Cùng người thân trao đổi về ý nghĩa của hoạt động mà em viết trong đoạn văn.
Trả lời:
- Góp phần bảo vệ môi trường, thanh lọc không khí.
- Giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, điều hoà khí hậu.
- Giữ đất, giữ nước, hạn chế tình trạng sạt lở, lũ lụt.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 4: Những cái tên đáng yêu