Đáp án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 20: Cơ quan tiêu hóa

File đáp án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo Bài 20: Cơ quan tiêu hóa. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 20. CƠ QUAN TIÊU HÓA

Câu 1: Hôm nay, em đã ăn những gì? Thức ăn khi vào cơ thể đi qua những bộ phận nào?

Trả lời:

Hôm nay, em đã ăn canh khoai tây nấu với xương, bánh mì, sữa, thịt rang,...

Thức ăn khi vào cơ thể đi qua miệng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già, hậu môn,...

Câu 2: Quan sát hình sau và cho biết mẹ và Nam đang nói đến những bộ phận nào của cơ quan tiêu hóa.

Kể thêm các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết.

Trả lời:

Mẹ và Nam đang nói đến miệng và tuyến nước bọt của cơ quan tiêu hóa.

Các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa mà em biết: dạ dày, thực quản, gan, túi mật, ruột non, ruột già, hậu môn.

Câu 3: Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong hình sau.

Trả lời:

Các bộ phận của cơ quan tiêu hóa: miệng, tuyến nước bọt, thực quản, gan, túi mật, tụy, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.

Câu 4: Nói với bạn về quá trình tiêu hóa ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong hình 3.

Cơ quan tiêu hóa có chức năng gì?

Trả lời:

Quá trình tiêu hóa ở một số bộ phận của cơ quan tiêu hóa trong hinh 3:

  • Thức ăn từ khoang miệng được nghiền nhỏ, nhào trộn và tẩm ướt thức ăn nhờ nước bọt.
  • Dạ dày nhào trộn và biến một phần thức ăn thành chất dinh dưỡng.
  • Ruột non nhận dịch mật và dịch tụy cùng với dịch ruột giúp biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thụ vào máu nuôi cơ thể.
  • Ruột già chứa chất cặn bã từ ruột non đưa xuống, cô đặc thành phân. Hậu môn đưa phân ra ngoài cơ thể.

Chức năng của cơ quan tiêu hóa: biến đổi thức ăn, đồ uống thành các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, đồng thời thải các chất cặn bã ra bên ngoài.

Câu 5: Trò chơi: “Đây là bộ phận nào?”

Trả lời:

Ruột non: ruột non hấp thu chất dinh dưỡng vào máu nuôi cơ thể

Câu 6: Theo dõi và nhận xét hoạt động tiêu hóa của bản thân theo gợi ý sau.

Trả lời:

Câu 7: Kể lại câu chuyện của bạn An theo hình dưới đây.

Bộ phận nào của cơ quan tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng nếu bạn An thường xuyên có thói quen sinh hoạt như trong câu chuyện? Vì sao?

Trả lời:

Kể chuyện: Mẹ làm bữa sáng cho An, nhưng bạn An không ăn luôn mà vừa xem phim hoạt hình vừa ăn. Sau khi ăn xong, bạn Mi đã đến rủ An đi đánh cầu lông. An chưa kịp nghỉ ngơi mà ngay lập tức đi chơi với bạn Mi luôn. Khi đang chơi cầu lông, bạn An cảm thấy đau bụng dữ dội và không chơi được nữa. Bạn Mi thấy thế bèn đưa bạn An về nhà nghỉ ngơi.

Dạ dày sẽ bị ảnh hưởng nếu bạn An vừa ăn vừa xem và vận động ngay sau khi ăn xong vì dạ dày sau khi ăn cần được cung cấp đủ oxy và máu giúp hoàn thành nhiệm vụ tiêu hóa, nhưng cơ thể sẽ ưu tiên chuyển máu và oxy đến cơ bắp khi bạn bắt đầu tập luyện. Điều này sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và phát triển các rối loạn liên quan tiêu hóa.

Câu 8: Việc làm của bạn trong mỗi hình sau có ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Hình 6: Bạn nam sử dụng răng để mở nắp chai không chỉ làm răng bị yếu đi mà còn đưa những vi khuẩn, bụi bẩn bám trên nắp chai vào trong cơ thể gây tổn hại đến cơ quan tiêu hóa và đau bụng.

Hình 7: Bạn nhỏ trong hình ăn đủ ba bữa chính mỗi ngày sẽ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động trong một ngày. Ngoài ra, việc ăn uống đầy đủ và lành mạnh mỗi ngày cũng giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh.

Hình 8: Bạn nhỏ trong hình ăn nhiều đồ ăn nhanh và dầu mỡ. Điều này không tốt cho cơ thể vì thức ăn nhanh không có chất xơ, làm tăng nguy cơ bị táo bón, bệnh viêm ruột thừa và giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Hình 9: Bạn nữ rửa tay sau khi đi vệ sinh xong để loại bỏ mầm bệnh, bao gồm cả một số mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Câu 9: Chia sẻ một số việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tiêu hóa.

Trả lời:

Một  số việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ cơ quan tiêu hóa:

  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Ăn nhiều hoa quả và rau xanh.
  • Ăn đủ 3 bữa chính trong ngày.
  • Không vừa xem tivi, điện thoại vừa ăn.
  • Không chạy nhảy, nô đùa ngay sau khi ăn xong.

=> Giáo án TNXH 3 chân trời bài 20: Cơ quan tiêu hóa (tiết 1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Tự nhiên và xã hội 3 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay