Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 8 kết nối Bài 2: Phản ứng hoá học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 2: Phản ứng hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 8 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện tượng vật lý là

  1. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
  2. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác
  3. Hòa tan nước muối
  4. Đốt cháy KMnO4

Câu 2: Hiện tượng hóa học là

  1. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
  2. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác
  3. 4Na+O2→2Na2O
  4. Cho đường hòa tan với nước muối

Câu 3: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

  1. Sự thay đổi về màu sắc của chất
  2. Sự xuất hiện chất mới
  3. Sự thay đổi về trạng thái của chất
  4. Sự thay đổi về hình dạng của chất

Câu 4: Chọn câu đúng

  1. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử bị phá vỡ
  2. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ
  3. Trong phản ứng hóa học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ
  4. Trong phản ứng hóa học, các phân tử được bảo toàn

Câu 5: Khẳng định đúng

Trong 1 phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩn phải chứa

  1. Số nguyên tử trong mỗi chất
  2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố
  3. Số nguyên tố tạo ra chất
  4. Số phân tử của mỗi chất

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Để so sánh biến thiên enthalpy của các phản ứng khác nhau thì cần xác định chúng ở cùng một điều kiện
  2. Phản ứng hóa học là quá trình phá vỡ các liên kết trong chất đầu và hình thành các liên kết mới để tạo thành sản phẩm
  3. Sự phá vỡ liên kết giải phóng năng lượng, trong khi sự hình thành liên kết lại cần cung cấp năng lượng
  4. Khi than, củi cháy, không khí xung quanh ấm hơn do phản ứng tỏa nhiệt

Câu 7: Trong các quá trình sau, quá trình nào có phản ứng hóa học

(a). Đốt cháy than trong không khí

(b). Làm bay hơi nước muối biển trong quá trình sản xuất muối

(c). Nung vôi

(d). Tôi vôi

(e). Iot thăng hoa

  1. a,b,c
  2. b,c,d,e
  3. a,c,d
  4. Tất cả đáp án

Câu 8: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng vật lý là

  1. Đường cháy thành than
  2. Cơm bị ôi thiu
  3. Sữa chua lên men
  4. Nước hóa đá dưới 0 độ C

Câu 9: Cho phản ứng giữa khí nito và khí hidro trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra khí ammoniac. Chọn đáp án đúng

  1. Tỉ lệ giữa khí nito và hidro là 1:3
  2. Tỉ lệ giữa khí hidro và nito là 1:2
  3. Tỉ lệ của nito và ammoniac là 1:2
  4. Không có đáp án đúng

Câu 10: Cho kim loại natri (Na) vào khí clo (Cl2). Sản phẩm tạo thành là

  1. Sinh ra khí clo
  2. Sản phẩm là NaCl2
  3. Sinh ra nước muối NaCl
  4. Na2Cl

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dấu hiệu của phản ứng hóa học

  1. Thay đổi màu sắc
  2. Tạo chất bay hơi
  3. Tạo chất kết tủa
  4. Tỏa nhiệt hoặc phát sáng
  5. Tất cả đáp án

Câu 2: "Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (2)"

Nhận định nào sau đây đúng?

  1. (1) đúng, (2) sai
  2. (1) sai, (2) đúng
  3. (1), (2) đều đúng và (1) giải thích cho (2)
  4. (1), (2) đều đúng và (1) không giải thích cho (2)

Câu 3: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng

  1. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra môi trường
  2. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng
  3. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường
  4. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng

Câu 4: Các phản ứng thu nhiệt thường xảy ra khi

  1. dùng chất xúc tác
  2. tăng áp suất
  3. tăng nồng độ các chất tham gia
  4. đun nóng

Câu 5: Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng

  1. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng
  2. khi xảy ra kèm theo sự giải phóng nhiệt chất phản ứng ra môi trường
  3. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường
  4. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng

Câu 6: Trong các trường hợp sau, trường hợp không là phương trình hóa học

  1. Rượu để trong chai không kín bị cạn dần
  2. Sắt cho tác dụng với oxi tạo ra khí SO2
  3. Natri cháy trong không khí thành Na2O
  4. Tất cả đáp án

Câu 7: Hiện tượng nào là hiện tượng hóa học?

  1. Người ta điện phân nước, thu được oxit và hiđro
  2. Người ta để nước biển bay hơi, thu được muối ăn
  3. Để cốc nước trong tủ lạnh sẽ đông lại thành đá
  4. Khi oxi tan một phần nhỏ trong nước nên giúp cho các sinh vật trong nước sống được

Câu 8: Hiện tượng nào là hiện tượng vật lý?

  1. Người ta điều chế nhôm (Al) nguyên chất từ quặng boxit (Al2O3)
  2. Nhôm nung nóng chảy để đúc xoong, nồi, chén,...
  3. Nhôm để trong không khí lâu ngày tạo thành nhôm oxit
  4. Khi cho nhôm vào dung dịch axit clohiđric loãng, thu được khí H2

Câu 9: Chọn đáp án sai

  1. Hidro + oxi → nước
  2. Canxi cacbonat→ canxi oxit + khí cacbonic
  3. Natri + clo → natri clorua
  4. Đồng + nước → đồng hidroxit

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng

  1. Sắt + lưu huỳnh thành sắt (II) sunfua
  2. Sắt + Clo thành sắt(II) clorua
  3. Sắt + lưu huỳnh thành sắt (III) sunfat
  4. Sắt + axit clohidric thành sắt (III) clorua

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Thế nào là phản ứng hóa học, chất tham gia, chất sản phẩm? Hãy nêu diễn biến của phản ứng hóa học.

Câu 2 ( 4 điểm).  Sulfur (S) cháy trong không khí tạo thành khí sulfur dioxide có mùi hắc.

  1. Hãy viết phương trình hóa học dạng chữ của phản ứng này. Chất nào là chất phản ứng? Chất nào là chất sản phẩm?
  2. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào giảm dần? Lượng chất nào tăng dần?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Biến đổi vật lý, biến đổi hóa học là gì? Cho ví dụ

Câu 2 ( 4 điểm).  Nhỏ giấm ăn vào viên đá vôi. Dấu hiệu nào cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra? Viết phương trình dạng chữ của phản ứng.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: "Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử (1), nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn (2)"

Nhận định nào sau đây đúng?

  1. (1) đúng, (2) sai
  2. (1) sai, (2) đúng
  3. (1), (2) đều đúng và (1) giải thích cho (2)
  4. (1), (2) đều đúng và (1) không giải thích cho (2)

Câu 2: Phản ứng thu nhiệt là phản ứng

  1. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ chất phản ứng ra môi trường
  2. khi xảy ra kèm theo sự truyền nhiệt từ môi trường vào chất phản ứng
  3. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng với các chất trong môi trường
  4. khi xảy ra kèm theo sự trao đổi nhiệt giữa các chất phản ứng

Câu 3: Chọn câu sai

  1. Xay tiêu là hiện tượng vật lý
  2. Đốt cháy đường mía là hiện tượng hóa học
  3. Gấp quần áo là hiện tượng hóa học
  4. Hiện tượng “ma trơi” là hiện tượng hóa học

Câu 4: Khi nung vôi, người ta sử dụng phản ứng đốt than để cung cấp nhiệt cho phản ứng phân hủy đá vôi. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt
  2. Phản ứng đốt than và phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt
  3. Phản ứng đốt than là phản ứng thu nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng tỏa nhiệt
  4. Phản ứng đốt than là phản ứng tỏa nhiệt, phản ứng phân hủy đá vôi là phản ứng thu nhiệt
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu các ứng dụng của phản ứng tỏa nhiệt.

Câu 2: Cho các phản ứng sau, em hãy phân biệt đâu là phản ứng tỏa nhiệt, đâu là phản ứng thu nhiệt?

  1. Đốt cháy than.
  2. Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide.
  3. Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh tạo ra chất rắn màu đen.
  4. Phản ứng phân hủy đá vôi để tạo thành đá vôi.

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hiện tượng hóa học là

  1. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
  2. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác
  3. 4Na+O2→2Na2O
  4. Cho đường hòa tan với nước muối

Câu 2: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học

  1. Sự thay đổi về màu sắc của chất
  2. Sự xuất hiện chất mới
  3. Sự thay đổi về trạng thái của chất
  4. Sự thay đổi về hình dạng của chất

Câu 3: Hiện tượng hóa học

  1. Cơm bị ôi thiu
  2. Rửa rau bằng nước lạnh
  3. Cầu vồng .xuất hiện sau mưa
  4. Quá trình quang hợp

Câu 4: Cho kim loại natri (Na) vào khí clo (Cl2). Sản phẩm tạo thành là

  1. Sinh ra khí clo
  2. Sản phẩm là NaCl2
  3. Sinh ra nước muối NaCl
  4. Na2Cl
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Phản ứng thu nhiệt là gì? Phản ứng tỏa nhiệt là gì? Cho ví dụ.

Câu 2: Hãy viết phương trình chữ cho các phản ứng hóa học sau và cho biết đâu là chất tham gia, đâu là chất sản phẩm.

  1. Khí hydrogen tác dụng với khí oxygen tạo thành nước.
  2. Nung đá vôi (calcium carbonate) thu được vôi sống (calcium oxide) và khí carbon dioxide.

 

=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 2: Phản ứng hoá học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay