Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 8 kết nối Bài 10: Oxide
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 10: Oxide. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: OXIDE
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hợp chất oxide nào sau đây không phải là oxide base?
- CrO3
- Cr2O3
- BaO
- K2O
Câu 2: Oxide nào sau đây là oxide acid
- CuO
- Na2O
- CO2
- CaO
Câu 3: Oxide bắt buộc phải có nguyên tố
- Oxygen
- Halogen
- Hydrogen
- Lưu huỳnh
Câu 4: Tên gọi của P2O5
- Diphosphorus trioxide
- Phosphorus oxide
- Diphosphorus oxide
- Diphosphorus pentaoxide
Câu 5: Oxide của kim loại nào sau đây là oxide acid?
- Cu2O
- Fe2O3
- Mn2O7
- Cr2O3
Câu 6: Acid tương ứng của CO2
- H2SO4
- H3PO4
- H2CO3
- HCl
Câu 7: Oxide nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
- CO2
- O2
- N2
- H2
Câu 8: Oxide nào dưới đây góp nhiều phần nhất vào sự hình thành mưa acid?
- CO2 (carbon dioxide)
- CO (carbon oxide)
- SO2(lưu huỳnh dioxide)
- SnO2 (thiếc dioxide)
Câu 9: Dãy oxide tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm
- CuO; CaO; K2O; Na2O
- CaO; Na2O; K2O; BaO
- Na2O; BaO; CuO; MnO
- MgO; Fe2O3; ZnO; PbO
Câu 10: Dãy oxide tác dụng với dung dịch hydrochloric acid
- CuO; Fe2O3; CO2; FeO
- Fe2O3; CuO; MnO; Al2O3
- CaO; CO; N2O5; ZnO
- SO2; MgO; CO2; Ag2O
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là oxide
- CO2
- SO2
- CuO
- CuS
Câu 2: Chọn đáp án đúng
- CO- carbon(II) oxide
- CuO- copper(II) oxide
- FeO- iron(III) oxide
- CaO- calcium trioxide
Câu 3: Oxide là hợp chất tạo nên từ mấy nguyên tố?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 4: Oxide là gì?
- Hỗn hợp của nguyên tố oxygen với một nguyên tố khác.
- Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hóa học khác.
- Hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác.
- Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác.
Câu 5: Khẳng định nào đúng về định nghĩa của Oxide acid?
- Oxide acid thường tạo bởi một phi kim với nguyên tố oxygen.
- Oxide acid thường tạo bởi một kim loại với nguyên tố oxygen.
- Oxide acid thường tạo bởi một hợp chất với nguyên tố oxygen.
- Oxide acid khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch base tương ứng.
Câu 6: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là
- Tin pentaoxide
- Tin oxide
- Tin(II) oxide
- Tin (IV) oxide
Câu 7: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxygen, trong đó C có hóa trị IV là
- CO
- C2O
- CO3
- CO2
Câu 8: Công thức hóa học của oxide tạo bởi Al và oxygen, trong đó Al có hóa trị III là
- Al2O3
- Al3O2
- AlO
- AlO3
Câu 9: Tỷ lệ khối lượng của nitrogen và oxygen trong một oxide là 7: 20. Công thức của oxide là
- N2O
- N2O3
- NO2
- N2O5
Câu 10: Một oxide của phosphorus có thành phần phần trăm của P bằng 43,66% . Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hóa học của oxide là
- P2O3
- P2O5
- PO2
- P2O4
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu khái niệm oxide.
Câu 2 ( 4 điểm). Cho bảng về tên, công thức hoá học của một số oxide như sau
Tên oxide (1) |
Công thức hoá học (2) |
Tên oxide (3) |
Công thức hoá học (4) |
Barium oxide |
BaO |
Carbon dioxide |
CO2 |
Zinc oxide |
ZnO |
Sulfur trioxide |
SO3 |
Aluminium oxide |
Al2O3 |
Diphosphorus pentoxide |
P2O5 |
Nhận xét thành phần nguyên tố trong công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) và thực hiện các yêu cầu
- Đề xuất khái niệm về oxide.
- Phân loại oxide.
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu nguồn phát thải các oxide như sulfur dioxide và nitrogen dioxide và tác hại của chúng khi ở trong không khí.
Câu 2 ( 4 điểm). Cho các công thức oxide CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Hãy chỉ ra công thức oxide viết sai (nếu có).
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chỉ ra oxide acid: P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2
- P2O5, CaO, CuO, BaO
- BaO, SO2, CO2
- CaO, CuO, BaO
- SO2, CO2, P2O5
Câu 2: Thiếc có thể có hoá trị II hoặc IV. Hợp chất có công thức SnO2 có tên là
- Tin pentaoxide
- Tin oxide
- Tin(II) oxide
- Tin (IV) oxide
Câu 3: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxygen, trong đó C có hóa trị IV là
- CO
- C2O
- CO3
- CO2
Câu 4: Công thức hóa học của oxide tạo bởi N và oxi, trong đó N có hóa trị V là
- NO
- N2O
- N2O5
- N2O3
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy tìm hiểu và cho biết các nguồn tạo ra khí carbon dioxide cũng như ảnh hưởng của khí này đến Trái Đất.
Câu 2: Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ bột CuO, thêm vào khoảng 3 mL dung dịch H2SO4, lắc đều ống nghiệm. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là oxide
- CO2
- SO2
- CuO
- CuS
Câu 2: Chọn đáp án đúng
- CO- carbon(II) oxide
- CuO- copper(II) oxide
- FeO- iron(III) oxide
- CaO- calcium trioxide
Câu 3: Khẳng định nào đúng về định nghĩa của Oxide acid?
- Oxide acid thường tạo bởi một phi kim với nguyên tố oxygen.
- Oxide acid thường tạo bởi một kim loại với nguyên tố oxygen.
- Oxide acid thường tạo bởi một hợp chất với nguyên tố oxygen.
- Oxide acid khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch base tương ứng.
Câu 4: Công thức hóa học của oxide tạo bởi C và oxygen, trong đó C có hóa trị IV là
- CO
- C2O
- CO3
- CO2
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của oxide lưỡng tính.
Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra khi mới dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong và khi dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong trong một khoảng thời gian.
=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 10: Oxide