Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Văn bản Kiêu binh nổi loạn
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 6: Văn bản Kiêu binh nổi loạn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: KIÊU BINH NỔI LOẠN
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả của tác phẩm Kiêu binh nổi loạn là ai?
- A. Nguyễn Trãi
- B. Ngô Gia Văn Phái
- C. Bồ Tùng Linh
- D. Ngô Thừa Ân
Câu 2: Đoạn trích có những nhân vật và sự kiện nào nổi bật?
- A. Dự Vũ, Quận Huy
- B. Đầu bếp của Tông, Bằng Vũ
- C. Gia Thọ
- D. Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3: Đề tài của tác phẩm là gì?
- A. Một cuộc nổi loạn của binh lính
- B. Một cuộc khởi nghĩa của nông dân
- C. Một cuộc đạo chính của dân thường
- D. Một cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước
Câu 4: Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?
- A. Người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau vào trong phủ
- B. Không vào được phủ thì hò reo, quát tháo long trời lở đất
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 5: Quận Châu đã có thái độ gì khi đứng trước đám kiêu binh?
- A. Run sợ
- B. Coi thường
- C. Hạnh phúc
- D. Vui vẻ
Câu 6: Tác giả đã khắc họa nhân vật Trịnh Tông như thế nào?
- A. Ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ sự đưa đẩy tình cờ của số phận
- B. Một người cấm binh thiên tài, hiếm có trong lịch sử dân tộc
- C. Kẻ ăn chơi, chác táng, không có tính người
- D. Một bậc vĩ nhân
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mục đích của hành động nổi loạn của kiêu binh là gì?
Câu 2 (2 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả khi Trinh Tông lên ngôi chúa?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | D | A | C | A | A |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Mục đích: trả thù, rửa hận - Lời nói của Dự Vũ đã cho thấy quân lính “căm ghét”, “hậm hực”, khinh bỉ cách làm của chúa Trịnh và quận Huy, chỉ muốn diệt trừ cho hả giận => Đề xuất kế sách của Bằng Vũ chứng tỏ quân lính rất khinh nhờn thế lực của phủ chúa | 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Nghệ thuật miêu tả: sắc nét, sinh động - Qua các so sánh: “Y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật”, “đông như họp chợ” - Bày tỏ thái độ mỉa mai kín đáo: + Lễ đăng quang ngôi chúa đáng lẽ phải trang nghiêm, trang trọng + Qua cách miêu tả của tác giả thì chẳng khác gì một trò diễn vụng về, lố bịch | 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Văn bản Kiêu binh nổi loạn được trích từ tác phẩm nào?
- A. Hoàng Việt Long hưng chí
- B. Hịch tướng sĩ
- C. Nam triều công nghiệp diễn chí
- D. Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 2: Đoạn trích thuộc hồi thứ mấy của tác phẩm?
- A. Hồi thứ nhất
- B. Hồi thứ hai
- C. Hồi thứ ba
- D. Hồi thứ tư
Câu 3: Đâu là các chi tiết miêu tả khí thế của kiêu binh?
- A. Khí thế khá mạnh mẽ, hào hứng
- B. Khí thế có chút hơi náo loạn và thiếu tính tổ chức
- C. Khí thế không mạnh mẽ.
- D. Cả A và B đúng
Câu 4: Trong lời nói của Quận Huy khi biết tin mình sắp gặp tai họa có gì đặc biệt?
- A. Không lo sợ nhưng nói một cách đề phòng
- B. Ngoài mặt thản nhiên nhưng trong lòng lại rất lo sợ
- C. Lo sợ, trong lòng đầy mâu thuẫn
- D. Không có vẻ lo sợ mà vẫn rất thản nhiên và tuyên bố khá mạnh mẽ
Câu 5: Mâu thuẫn trong được thể hiện trong văn bản là giữa ai với ai?
- A. Mâu thuẫn giữa thế lực quan lại và người nông dân
- B. Sự căm ghét Quận Huy như kẻ thù vì những chính sách tàn độc và mục đích của đám kiêu binh nổi loạn là trả thù, rửa hận
- C. Mâu thuẫn giữa chúa và đám kiêu binh
- D. Mâu thuẫn giữa tầng lớp quý tộc: sự ganh ghét, đố kị và những âm mưu hãm hại lẫn nhau
Câu 6: Ý nghĩa nhan đề "Hoàng Lê nhất thống chí" là gì?
- A. Ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Lê
- B. Ghi chép về các cuộc nổi loạn
- C. Ghi chép về các cuộc khởi nghĩa nông dân
- D. Ghi chép về công cuộc thống nhất của vương triều nhà Mạc
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Khí thế của kiêu binh được miêu tả như thế nào?
Câu 2 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung của đoạn trích?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | B | D | D | B | A |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - “Bằng Vũ vào trong phủ, đánh luôn ba hồi, chín tiếng trống.” - “Lại nói, quân lính nghe thấy tiếng trống tức thì người nào cũng nhảy nhót hăng hái, cùng cầm binh khí xô lấn nhau mà vào trong phủ” - “…quân lính ở bên ngoài không vào được, họ cứ đứng hò reo, quát tháo long trời lở đất.” | 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | Nội dung: - Tác phẩm đã tái hiện lại một giai đoạn lịch sử đầy hỗn loạn vào thời Trịnh Sâm - Cho thấy sức mạnh của đám đông. Đám đông có thể đưa một người lên cao nhưng cũng có thể phế truất họ bất cứ lúc nào - Bài học về sự đề phòng, cảnh giác trước nanh vuốt của kẻ thù | 0,5 điểm 1 điểm 0,5 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1. Kiêu binh nổi loạn