Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 7: Văn bản Mùa hoa mận
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều Bài 7 Văn bản Mùa hoa mận. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: LÍNH ĐẢO HÁT TÌNH CA TRÊN ĐẢO
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả của tác phẩm là ai?
- A. Trần Đăng Khoa
- B. Nguyễn Khoa Điềm
- C. Nguyễn Đình Thi
- D. Tố Hữu
Câu 2: Nhân vật trữ tình là ai?
- A. Người lính đảo và em
- B. Người em
- C. Người anh
- D. Người đang yêu
Câu 3: Nội dung phần 1 của tác phẩm là gì?
- A. Buổi biểu diễn đến cao trào
- B. Buổi biểu diễn của những người lính đảo
- C. Khâu chuẩn bị biểu diễn của những người lính đảo
- D. Những bữa ăn của người lính đảo
Câu 4: Không gian sân khấu biểu diễn của người lính đảo như thế nào?
- A. Lung linh, rực rỡ
- B. Thiếu thốn, tạm bợ
- C. Hiện đại, sáng tạo
- D. Cầu kì, tinh tế
Câu 5: Hình ảnh so sánh “sỏi cát bay - lũ chim hoang” thể hiện điều gì?
- A. Địa hình nơi đảo xa khó khăn
- B. Đặc điểm của những người lính trên đảo
- C. Số lượng sỏi cát bay mịt mù trong gió trời
- D. Đặc điểm của gió biển
Câu 6: Buổi biểu diễn của những người lính đảo thể hiện:
- A. Nỗi buồn của những người lính đảo
- B. Tình yêu của những người lính đảo
- C. Nỗi nhớ nhà của những người lính đảo
- D. Tâm hồn lãng mạn của những người lính đảo
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống của những người lính đảo?
Câu 2 (2 điểm): Buổi biểu diễn của những người lính đảo đã diễn ra như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | A | C | B | C | D |
2. Phần tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Hoàn cảnh sống khó khăn, khắc nghiệt - Gió rát mặt, đảo liên tục thay đổi hình dáng => Địa hình nơi đảo xa khó khăn, hiểm trở - Hình ảnh so sánh “sỏi cát bay - lũ chim hoang” => Số lượng sỏi cát bay mịt mù trong gió trời - Cả người hát lẫn người xem toàn là lính trọc đầu => Đặc điểm của những người lính trên đảo | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Mây nước đã mở màn là biện pháp nhân hóa => Khúc ca có sự góp mặt của mây và nước - Giai điệu của những người lính đảo phóng khoáng, tự do nhưng tràn đầy tình yêu - Biện pháp so sánh: Giai điệu ngang tàng như gió biển => Giọng ca mát lành, phóng khoáng tự do - Lời ca chỉ toàn tình yêu gửi đến nơi hậu phương => Tâm hồn lãng mạn của những người lính đảo | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo?
- A. Nội dung nói về cuộc sống còn thiếu thốn về vật chất nhưng lại giàu tình cảm của người lính đảo
- B. Bài thơ được sáng tác năm 1982
- C. Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- D. Thể hiện tình yêu cuộc sống, tình yêu nước chứa chan của người lính đảo
Câu 2: Chủ đề của bài thơ là gì?
- A. Tình yêu đôi lứa
- B. Hình tượng người lính đảo
- C. Tình cảm gia đình
- D. Quê hương đất nước
Câu 3: Hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào qua buổi biểu diễn?
- A. Là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp
- B. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui
- C. Luôn thể hiện tinh thần bất khuất
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Ngoại hình của người lính đảo như thế nào?
- A. Lính trọc đầu
- B. Lính béo tốt
- C. Lính đẹp trai
- D. Lính cao ráo
Câu 5: Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?
- A. Lời ca toàn những nhớ nhung và yêu thương
- B. Lời hát dịu dàng trìu mến
- C. Có giai điệu ngang tàn như gió biển
- D. Cả A và C đúng
Câu 6: Cuộc sống vật chất và tâm hồn người lính đảo hiện lên như thế nào qua bài thơ?
- A. Cuộc sống đầy đủ, tâm hồn lạc quan yêu đời
- B. Cuộc sống khắc nghiệt, tâm hồn buồn tẻ
- C. Cuộc sống khắc nghiệt nhưng tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời
- D. Cuộc sống đầy đủ, tâm hồn buồn tẻ
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Lời hát của người lính biển mang thông điệp và ý nghĩa gì?
Câu 2 (2 điểm): Kết thúc của bài thơ có điều gì bất ngờ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | B | D | A | D | C |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Lời hát nhắc lại những kỉ niệm nơi hậu phương: + Kỉ niệm đi dạo dưới đêm trăng + Những bức thư tình chưa biết gửi cho ai => Nỗi nhớ nhung của những người lính đảo nơi chiến tuyến - Lời hát là lời khẳng định lòng chung thủy nơi biển đảo, người lính đứng vững giữa muôn trùng sóng vì tổ quốc yêu thương => Dù trăm bề khốn khổ nhưng những người lính không quên nhiệm vụ của mình, rắn rỏi, ngang tàng | 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 2 (2 điểm) | - Đến cuối bài, giọng điệu và hình ảnh thơ vẫn sống động, hóm hỉnh mang đậm phong cách thơ Trần Đăng Khoa - Hình ảnh “toàn những đá trọc đầu” khi thủy triều vừa rút như một kết thúc bất ngờ và ám ảnh => Đó là cả một sự quan sát, một phút xuất thần để có những câu thơ hay | 1 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
=> Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản - Mùa hoa mận