Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 kết nối tri thức

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn hóa học 6 kết nối tri thức Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 kết nối tri thức
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Hóa học               Lớp: 6

 

Họ và tên: …………………………………………………. Lớp:  ………………..

Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Chất nào có thể tan trong nước để tạo thành dung dịch?

  1. Chất rắn. 
  2. Chất rắn và chất khí. .
  3. Chất lỏng và chất khí.
  4. Chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 2. Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn?

  1. Hỗn hợp nước và cát.  B. Hỗn hợp nước và đường.
  2. Hỗn hợp nước và sữa. D. Hỗn hợp nước và dầu ăn.

Câu 3. Điền vào chỗ trống trong nhận định sau: Khi pha muối vào nước ta thu được hỗn hợp…

  1. Không đồng nhất.                 B. Đồng nhất.                    
  2. Không hoà tan.                     D. Hoà tan.

Câu 4. Để các chất rắn dễ hòa tan hoặc tan nhanh hơn, người ta thường làm gì?

  1. Khuấy đều trong quá trình hòa tan.
  2. Nghiền nhỏ chất rắn.
  3. Dùng nước nóng.
  4. Tất cả ý trên đều đúng.

Câu 5. Phương pháp nào dưới đây là đơn giản nhất để tách cát lẫn trong nước?

  1. Chiết.                                           B. Dùng máy li tâm.
  2. Cô cạn.                                         D. Lọc.

Câu 6. Trong máy lọc nước có rất nhiều lõi lọc khác nhau. Trong đó có một lõi làm bằng bông được ép rất chặt. Theo em, lõi bông đó có tác dụng gì?

  1. Lọc và giữ lại khoáng chất.
  2. Lọc hoá chất độc hại.
  3. Lọc chất tan trong nước.
  4. Lọc chất không tan trong nước.

Câu 7. Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?

  1. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào.
  2. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào. 
  3. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào.
  4. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào.

Câu 8. Hỗn hợp màu nâu sau khi xay nhuyễn củ sắn dây gồm những thành phần:

  1. Nước, tinh bột sắn dây, bã sắn dây, tạp chất.
  2. Nước, bã sắn dây, tạp chất.
  3. Tinh bột sắn dây, tạp chất.
  4. Nước, bã sắn dây, tạp chất.
  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

  1. Khả năng hoà tan của các chất như thế nào? Cho ví dụ?
  2. Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự hoà tan? Cho ví dụ?

Câu 2. (2,5 điểm)

  1. a) Cho 2 cốc: cốc mayonnaise và cốc nước đường. Nhận xét về tính chất của mỗi cốc? Giải thích?
  2. b) Cho các quá trình: Nước đá nóng chảy, nước đang sôi, cây nến nóng chảy, đun sôi dầu hoả. Quá trình nào có sự thay đổi nhiệt độ?

Câu 3. (1,5 điểm): Đun vỏ bưởi tươi trong nước, thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu bưởi và nước. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu bưởi?

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN HÓA HỌC    .LỚP 6

 

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

-  Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

D

A

B

D

D

D

C

A

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,0 điểm)

 

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

 

Câu 1

(2,0 điểm)

a) Các chất rắn, lỏng, khí đều có thể hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch.

- Khi hòa tan các chất khác nhau vào cùng một dung môi: có chất tan nhiều, có chất tan ít và có chất không tan.

- Ví dụ: Đường tan nhiều trong nước, muối ăn, bột nở  tan khá nhiều, còn thạch cao, đá vôi hầu như không tan trong nước.

b) Thông thường, các chất rắn sẽ tan tốt hơn trong nước nóng, với các chất khí thì ngược lại.

- Ví dụ: Hòa tan đường trong nước nóng, thấy đường tan nhanh hơn nhiều so với khi hòa tan đường trong cốc nước lạnh.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,25 điểm

0,5 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

Câu 2

(2,5 điểm)

a) Cốc mayonnaise là nhũ tương vì mayonnaise là hỗn hợp các chất lỏng không đồng nhất như dầu ăn, nước cốt chanh, lòng đỏ trứng,…

- Cốc nước đường là dung dịch vì nó là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi (nước) và chất tan (đường).

b) Các chất tinh khiết có những tính chất xác định như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy,…

- Trong các quá trình trên, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của nước là xác định nên quá trình nước đá nóng chảy và nước đang sôi không có sự thay đổi nhiệt độ.

- Ngược lại, nến và dầu hoả không phải chất tinh khiết, không có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy xác định nên có xuất hiện sự thay đổi nhiệt độ.

0,5 điểm

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

Câu 3

(1,5 điểm)

- Hỗn hợp tinh dầu bưởi và nước phân lớp, tinh dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên.

- Để thu được tinh dầu bưởi, ta dùng phễu chiết để tách riêng nước ra khỏi tinh dầu bưởi.

- Lưu ý: phải mở phễu từ từ để tách lớp nước ở dưới, tránh mở phễu nhanh làm mất tinh dầu, khiến hỗn hợp bị xáo trộn.

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN HÓA

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

          CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Hỗn hợp các chất

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu : 6

Số điểm: 6,5

Tỉ lệ: 65%

Nhận biết dung dịch

Nhận biết khả năng hoà tan của một số chất

Biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hoà tan

Hiểu tính chất của huyền phù

Hiểu tính chất của hỗn hợp đồng nhất

Hiểu tính chất của nhũ tương và dung dịch

 

 

Vận dụng để tìm cách hoà tan chất rắn nhanh hơn

Vận dụng, xác định quá trình có sự thay đổi nhiệt độ

 

 

Số câu: 1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 1

Sốđiểm:2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 2

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 0,5

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5 Sốđiểm:1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Tách chất ra khỏi hỗn hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu : 5

Số điểm: 3,5

Tỉ lệ: 35%

Biết cách tách cát lẫn trong nước

 

Hiểu tác dụng của lõi bông trong máy lọc nước

Hiểu tác dụng của khẩu trang

 

Vận dụng tính chất của dầu hoả để tách nó ra khỏi nước

Vận dụng kiến thức, tìm cách thu được tinh dầu bưởi từ vỏ bưởi tươi

Vận dụng, tìm hiểu thành phần có trong hỗn hợp sắn dây

 

Số câu: 1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu: 2

Sốđiểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu: 1

Sốđiểm:1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Sốđiểm: 0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Tổng câu: 11

Tổng điểm:10

Tỉ lệ: 100%

 

3 câu

3 điểm

30%

4,5 câu

3 điểm

35%

2,5 câu

3,5 điểm

35%

1 câu

0,5 điểm

5%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay