Đề thi cuối kì 2 Hóa học 6 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hóa học 6 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn Hóa học 6 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hóa học 6 sách chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: .............
TRƯỜNG THCS ............ Chữ kí GT2: .............
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Hóa học 6 - Chân trời sáng tạo
Họ và tên: ………………………………………..…. Lớp: ……....… Số báo danh: ……………………………...........Phòng KT: .……… | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “…”
Ta nhìn thấy một vật khi có … từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta.
- ánh sáng
- hình ảnh
- bóng
- hình chiếu
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất
- Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày
- Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
- Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
Câu 3. Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là:
- khoảng hai tuần
- khoảng ba tuần
- khoảng 1 tuần
- khoảng 1 tháng
Câu 4. Các vật thể quay quanh hành tinh được gọi là:
- tiểu hành tinh
- vệ tinh
- ngôi sao
- thiên thể
Câu 5. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là:
- Thủy tinh
- Kim tinh
- Mộc tinh
- Hỏa tinh
Câu 6. Trong hệ Mặt Trời bao gồm:
- Mặt Trời
- 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng
- các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch
- Tất cả đáp án trên
Câu 7. Vật thể lớn nhất trong hệ Mặt Trời là
- Mộc tinh
- Mặt Trời
- Trái Đất
- Thủy tinh
Câu 8. Mặt Trời giữ các hành tinh quay xung quanh mình bằng
- Trọng lực
- Lực kéo
- Lực hấp dẫn
- Đáp án khác
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
- a) Chỉ ra các vật thể phát sáng và vật thể phản xạ ánh sáng Mặt Trời trong các vật thể sau đây: Mặt Trời, Mặt Trăng, Hỏa tinh, Diêm Vương tinh, Mộc tinh, Ngân Hà, Sao chổi.
- b) Hành tinh nào đứng thứ ba trong hệ Mặt Trời? Khoảng cách từ hành tinh đó đến Mặt Trời là bao nhiêu AU?
- c) Biết rằng, càng xa Mặt Trời, chu kì quay xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Em hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Mộc tinh.
Câu 2. (2,5 điểm)
- a) Vì sao chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng? Em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng?
- b) Em hãy vẽ hình để giải thích hình dạng không trăng của Mặt Trăng.
Câu 3. (1,0 điểm)
Em hãy cho biết vì sao các nhà du hành bắt buộc mang theo bình oxygen trong quá trình thám hiểm Mặt Trăng. Em có biết con tàu nào lần đầu tiên đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng thành công và vào thời gian nào không?
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 6
NĂM HỌC: 2021-2022
CẤP ĐỘ Tên chủ đề | NHẬN BIẾT | THÔNG HIỂU | VẬN DỤNG
| VẬN DỤNG CAO | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |
Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng Số câu : 5 Số điểm: 5,0 Tỉ lệ: 50% | - Điền từ còn thiếu vào chỗ trống - Thời gian chuyển từ không trăng đến trăng tròn | Đặc điểm của Mặt Trăng | - Giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng và nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng. | Giải thích vì sao các nhà du hành thám hiểm Mặt trăng phải đem theo bình Oxygen và kể tên con tàu lần đầu đưa con người thám hiểm Mặt Trăng thành công | Vẽ sơ đồ và giải thích hiện tượng ngày không trăng | |||
Số câu: 2 Sốđiểm:1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: 0,5 Sốđiểm: 1,25 Tỉ lệ: 12,5% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: 1 Sốđiểm: 1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu:0,5 Số điểm: 1,25 Tỉ lệ: 12,5% | |
Hệ Mặt Trời và Ngân Hà Số câu : 6 Số điểm: 50 Tỉ lệ: 50% | -Tên gọi các vật thể quay quanh hành tinh - Nhận biết hành tinh gần Mặt Trời nhất - Nhận biết các vật thể trong hệ Mặt Trời - Vật thể lớn nhất trong hệ Mặt Trời | -Chỉ ra các vật thể phát sáng và phản xạ ánh sáng Mặt Trời - Nhận biết hành tinh đứng thứ ba trong hệ Mặt Trời và khoảng cách của hành tinh đó đến Mặt Trời | Lực giúp Mặt Trời giữ các hành tinh quay quanh mình | -Các hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kì quay quanh Mặt Trời của Mộc tinh | ||||
Số câu: 4 Sốđiểm: 2,0 Tỉ lệ:20 % | Số câu: 0,5 Sốđiểm: 1,5 Tỉ lệ: 15% | Số câu: 1 Sốđiểm: 0,5 Tỉ lệ:5% | Số câu: 0,5 Sốđiểm:1,0 Tỉ lệ: 10% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ: % | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:% | Số câu: Sốđiểm: Tỉ lệ:..% | Số câu: Số điểm: Tỉ lệ:% | |
Tổng Số câu: 11 Tổng Sốđiểm:10 Tỉ lệ: 100% | 6,5 câu 4,5 điểm 45% | 3 câu 3,25 điểm 32,5% | 1 câu 1,0 điểm 10% | 0,5 câu 1,25 điểm 12,5 % |