Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 Vật lí Kết nối tri thức (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn KHTN 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

VẬT LÍ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC 

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Khi đèn được bật sáng, năng lượng hao phí là

A. năng lượng hoá học.

B. nhiệt năng.

C. năng lượng âm.

D. năng lượng ánh sáng.

Câu 2: Nhiệt năng trong tình huống nào dưới đây không phải là năng lượng hao phí?

A. Nhiệt năng sinh ra khi máy sấy tóc đang hoạt động.

B. Nhiệt năng sinh ra khi máy tính đang hoạt động.

C. Nhiệt năng sinh ra khi ô tô đang hoạt động.

D. Nhiệt năng sinh ra khi đèn đang bật sáng.

Câu 3: Phát biểu nào đúng trong số các phát biểu sau?

A. Năng lượng tái tạo là năng lượng có sẵn trong tự nhiên, được bổ sung liên tục.

B. Năng lượng tái tạo là năng lượng chỉ được bổ sung sau thời gian dài hàng nghìn năng.

C. Năng lượng không tái tạo là năng lượng được con người tạo ra và bổ sung liên tục.

D. Năng lượng không tái tạo là năng lượng có thể dùng không bao giờ hết.

Câu 4: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong gia đình?

A. Tắt đèn khi có đủ ánh sáng tự nhiên để đọc sách.

B. Sử dụng điều hoà ở mức 16oC vào những ngày nắng.

C. Bật tất cả các bóng đèn trong nhà khi ngồi ở bàn học.

D. Bật bình nóng lạnh cả ngày.

Câu 5. Vào buổi tối, ở Trái Đất ta vẫn nhìn thất Mặt Trăng là do

A. Mặt Trăng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.

C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng của Mặt Trời chiếu tới nó.

D. Mặt Trăng nhận được ánh sáng phản xạ từ Trái Đất chiếu tới.

Câu 6: Chu kì của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng gọi là Tuần trăng. Tuần Trăng có khoảng thời gian là

A. 15 ngày, từ ngày không Trăng đến ngày Trăng tròn.

B. 7 ngày, từ ngày không Trăng đến ngày Trăng bán nguyệt.

C. 29 ngày, từ ngày không Trăng đến ngày không Trăng tiếp theo.

D. 7 ngày, từ ngày Trăng bán nguyệt đến ngày Trăng tròn.

Câu 7: Ngân Hà là một tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng

A. lực đàn hồi.

B. lực ma sát.      

C. lực hấp dẫn.

D. lực tiếp xúc.

Câu 8: Chòm sao Bắc Đẩu thuộc

A. Ngân Hà và nằm ngoài hệ Mặt Trời.

B. Ngân Hà và nằm trong hệ Mặt Trời.

C. Thiên Hà và nằm ngoài Ngân Hà.

D. Thiên Hà và nằm trong hệ Mặt Trời.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Một vật được ném lên theo phương xiên góc với phương nằm ngang từ vị trí A, rơi xuống mặt đất tại vị trí D (như hình sau).

 

a) Hãy cho biết sự chuyển hoá năng lượng trong các quá trình: từ A đến B, từ B đến C, từ C đến D.

b) Nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất thì tại vị trí nào vật có động năng lớn nhất, vị trí nào vật có thế năng hấp dẫn lớn nhất?

Câu 2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu về khoảng cách giữa các hành tinh như sau:

Thứ tự (từ tâm Mặt Trời)

Nhiệt độ (oC)

Chu kì quay quanh Mặt Trời (ngày)

Khoảng cách đến Mặt Trời (AU)

Mặt Trời

6000

Thuỷ tinh

430

88

0,39

Kim tinh

480

224,7

0,72

Trái Đất

14

365,2

1

Hoả tinh

31

687

1,52

Mộc tinh

–130 

4343,5

5,2

Thổ tinh

–185

10767,5

9,54

Thiên Vương tinh

–200

30587

19,2

Hải Vương tinh

–218

60152

30,07

Tính thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời tới Trái Đất, tới hành tinh gần nhất và hành tinh xa nhất. Biết 1 AU xấp xỉ 150 triệu km, tốc độ của ánh sáng là 300000 km/s.

Câu 3. (1,0 điểm) Khi đi biển, do thất lạc la bàn, ngư dân nước ta làm thế nào xác định được hướng đi cho tàu vào ban đêm?

BÀI LÀM

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: VẬT LÍ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

IX. NĂNG LƯỢNG

Bài 48. Sự chuyển hoá năng lượng

1

0

1

3,0đ

Bài 49. Năng lượng hao phí

2

2

0

1,0đ

Bài 50. Năng lượng tái tạo

1

1

0

0,5đ

Bài 51. Tiết kiệm năng lượng

1

1

0

0,5đ

X. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

1

0

0

1,0đ

Bài 53. Mặt Trăng

2

2

0

1,0đ

Bài 54. Hệ Mặt Trời

1

0

1

2,0đ

Bài 55. Ngân hà

2

2

0

1,0đ

Tổng số câu TN/TL

8

0

0

1

0

1

0

1

8

3

10

Điểm số

4

0

0

3

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: VẬT LÍ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

(số câu)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG

3

8

Bài 48. Sự chuyển hoá năng lượng

Thông hiểu

- Xác định được sự chuyển hoá năng lượng của vật: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

1

C1

Bài 49. Năng lượng hao phí

Nhận biết

- Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

2

C1, 2

Bài 50. Năng lượng tái tạo

Nhận biết

- Lấy được ví dụ về một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.

1

C3

Bài 51. Tiết kiệm năng lượng

Nhận biết

- Đề xuất được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.

1

C4

CHƯƠNG X. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Vận dụng cao

- Vận dụng được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

1

C3

Bài 53. Mặt Trăng

Nhận biết

- Nhận biết được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

2

C5, 6

Bài 54. Hệ Mặt Trời

Vận dụng

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

1

C2

Bài 55. Ngân hà

Nhận biết

- Nhận biết được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2

C7, 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay