Đề thi giữa kì 2 vật lí 6 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 6 kết nối tri thức giữa kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn vật lí 6 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
PHÒNG GD & ĐT …….. Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THCS…….. Chữ kí GT2: ...........................
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022
Môn: Vật lý Lớp: 6
Họ và tên: …………………………………………………. Lớp: ……………….. Số báo danh: ……………………………………………….Phòng KT:………….. | Mã phách |
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Vật nào dưới đây có tính chất đàn hồi?
- Sợi dây cao su. B. Quyển sách.
- Hòn bi. D. Cái bàn.
Câu 2. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20cm. Khi treo một quả cân thì độ dài của lò xo là 22cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là:
- 6cm. B. 10cm. C. 24cm. D. 26cm.
Câu 3. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Nếu thay quả nặng trên bằng một quả nặng khác thì độ biến dạng của lò xo là 1,5cm. Hãy xác định khối lượng của vật treo vào lò xo trong trường hợp này?
- 300g. B. 150g. C. 250g. D. 200g.
Câu 4. Trọng lượng của một vật được tính theo công thức nào sau đây?
- P = m. B. P = 10 m.
- P = 0,1 m. D. m = 10 P.
Câu 5. Mối quan hệ giữa độ lớn lực hấp dẫn và khối lượng của vật là :
- Khối lượng giảm thì độ lớn lực hấp dẫn giảm.
- Khối lượng tăng thì độ lớn lực hấp dẫn giảm.
- Khối lượng giảm thì độ lớn lực hấp dẫn tăng.
- Khối lượng tăng thì độ lớn lực hấp dẫn tăng.
Câu 6. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí?
- Chiếc thuyền đang chuyển động.
- Con cá đang bơi.
- Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển.
- Mẹ em đang rửa rau.
Câu 7. Vì sao khi chạy thi ở các cự li đài, những vận động viên có kinh nghiệm thường chạy sau các vận động viên khác ở phần lớn thời gian, khi gần đến đích mới vượt lên chạy nước rút để về đích?
- Chạy sau các vận động viên khác sẽ giảm được lực cản không khí.
- Giữ được tốc độ ổn định.
- Dành được sức lực cho đoạn chạy nước rút.
- Cả ba phương án trên đều đúng.
Câu 8. Tại sao bơi lội lại tốn nhiều năng lượng hơn đá bóng?
- Vì khi bơi lội, ta dùng cả hai tay và chân, khi đá bòng chỉ dùng chân.
- Vì khi bơi lội, ta ở trong môi trường nước lạnh nên cơ thể tốn nhiều nhiệt năng hơn.
- Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
- Tất cả các phương án trên.
- PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)
Câu 1. (2,5 điểm)
- a) Nêu mối quan hệ giữ năng lượng và tác dụng lực? Cho ví dụ?
- b) Trả lời các tình huống sau:
- Xoa hai lòng bàn tay vào nhau vài lần rồi áp lên má. Hãy gọi tên dạng năng lượng mà em cảm nhận được ở lòng bàn tay và trên má.
- Bây giờ hãy vỗ hai bàn tay vào nhau. Dạng năng lượng nào gắn liền với tiếng vỗ tay mà em nghe được?
- Theo em, những dạng năng lượng xuất hiện trong hoạt động ở a. và b. được sinh ra từ đâu?
Câu 2. (1,5 điểm): Nhảy dù là một môn thể thao hành động được nhiều bạn trẻ yêu thích. Theo em, lực nào làm cho dù và người nhảy dù rơi chậm lại khi dù mở? Tại sao không mở được dù lại nguy hiểm cho người nhảy dù?
Câu 3. (2,0 điểm)
- a) Một quả bóng đang nằm yên trên sàn nhà có thể chịu tác dụng của những lực nào? Vì sao có các lực tác dụng lên quả bóng mà nó lại không chuyển động?
- b) Bằng những kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao trang phục của các nhà du hành vũ trụ có khối lượng khoảng 50kg nhưng họ vẫn có thể di chuyển dễ dàng trên măt trăng?
BÀI LÀM
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................