Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 Vật lí Kết nối tri thức (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 học kì 2 môn KHTN 6 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án vật lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

VẬT LÍ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC 

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nguồn năng lượng tái tạo là

A. năng lượng của thuỷ triều.

B. năng lượng của than.

C. năng lượng của xăng.

D. năng lượng của dầu.

Câu 2: Phát biểu nào sai khi nói về nguồn năng lượng không tái tạo?

A. Nguồn năng lượng không tái tạo phải mất hàng triệu đến hàng trăm năm để hình thành.

B. Nguồn năng lượng không tái tạo được bổ sung nhanh chóng thông quá các quá trình tự nhiên.

C.  Nguồn năng lượng không tái tạo không thể bổ sung nhanh nên sẽ cạn kiệt trong tương lai gần.

D. Dầu mỏ là nguồn năng lượng không tái tạo.

Câu 3: Hoạt động nào dưới đây giúp tiết kiệm năng lượng trong trường học?

A. Luôn kéo rèm, đóng kín cửa sổ trong giờ học.

B. Luôn giữ đèn sáng khi không có ai học trong lớp.

C. Tắt các đèn ở hành lang khi trời sáng.

D. Luôn giữ quạt trong phòng hoạt động khi lớp đang học thể dục ngoài sân.

Câu 4: Phát biểu nào đúng trong số các phát biểu sau?

A. Tiết kiệm năng lượng không cần thiết vì các nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên.

B. Các thiết bị sử dụng công nghệ mới thường tiết kiệm được ít năng lượng hơn.

C. Không có hoạt động nào trong lớp học giúp tiết kiệm năng lượng.

D. Tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm chi phí và giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 5. Quan sát hình sau và cho biết tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng là gì?

 

A. Trăng lưỡi liềm.

B. Trăng khuyết cuối tháng.

C. Trăng khuyết đầu tháng.

D. Trăng bán nguyệt.

Câu 6: Có bốn hình dạng cơ bản nhìn thấy của Mặt Trăng, theo thứ tự từ đầu tháng đến giữa tháng: Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng khuyết, Trăng tròn. Hình dạng nhìn thấy tiếp theo của Mặt Trăng từ giữa tháng đến cuối tháng là

A. Trăng khuyết, Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, không Trăng.

B. Trăng lưỡi liềm, Trăng bán nguyệt, Trăng khuyết, không Trăng.

C. Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.

D. Trăng bán nguyệt, không Trăng, Trăng lưỡi liềm, Trăng khuyết.

Câu 7: Ngân Hà tự quay quanh lõi của mình và chuyển động trong vũ trụ với vận tốc 

A. 300 000 m/s.

B. 600 000 m/s.      

C. 300 000 km/s.

D. 220 000 m/s.

...........................................

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Trong quá trình sử dụng các thiết bị điện: quạt máy, lò sưởi điện, bếp điện có xảy ra định luật bảo toàn năng lượng hay không? Giải thích bằng cách xác định sự chuyển hoá năng lượng chính trong quá trình đó.

Câu 2. (1,0 điểm) Vinasat-1 là vệ tinh viễn thông địa tĩnh đầu tiên của Việt Nam được đưa vào vũ trụ năm 2008. Vật thể này có được gọi là thiên thể không? Vì sao?

Câu 3. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Thứ tự (từ tâm Mặt Trời)

Nhiệt độ (oC)

Chu kì quay quanh Mặt Trời (ngày)

Chu kì tự quay (ngày)

Thuỷ tinh

430

88

58,9

Kim tinh

480

224,7

244

Trái Đất

14

365,2

1

Hoả tinh

31

687

1,03

Mộc tinh

–130 

4343,5

0,41

Thổ tinh

–185

10767,5

0,43

Thiên Vương tinh

–200

30587

0,72

Hải Vương tinh

–218

60152

0,67

Khoảng thời gian để hành tinh tự quay hết một vòng xung quanh trục của nó là một ngày một đêm. Hãy cho biết một ngày đêm trên Kim tinh, Mộc tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh tương ứng với bao nhiêu giờ trên Trái Đất.

...........................................

BÀI LÀM

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: VẬT LÍ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHƯƠNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

IX. NĂNG LƯỢNG

Bài 48. Sự chuyển hoá năng lượng

1

0

1

2,0đ

Bài 49. Năng lượng hao phí

1

0

1

1,0đ

Bài 50. Năng lượng tái tạo

2

2

0

Bài 51. Tiết kiệm năng lượng

2

2

0

X. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

1

0

0

1,0đ

Bài 53. Mặt Trăng

2

2

0

1,0đ

Bài 54. Hệ Mặt Trời

1

0

1

2,0đ

Bài 55. Ngân hà

2

2

0

1,0đ

Tổng số câu TN/TL

8

0

0

2

0

1

0

1

8

4

10

Điểm số

4

0

0

3

0

2

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: VẬT LÍ 6 – KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

(số câu)

TN 

(số câu)

CHƯƠNG IX. NĂNG LƯỢNG

4

8

Bài 48. Sự chuyển hoá năng lượng

Thông hiểu

- Xác định được sự chuyển hoá năng lượng của vật: Năng lượng có thể chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

1

C1

Bài 49. Năng lượng hao phí

Vận dụng cao

- Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác.

1

C4

Bài 50. Năng lượng tái tạo

Nhận biết

- Nhận biết một số loại năng lượng tái tạo thông dụng.

2

C1, 2

Bài 51. Tiết kiệm năng lượng

Nhận biết

- Nhận biết được biện pháp để tiết kiệm năng lượng trong các hoạt động hằng ngày.

2

C3, 4

CHƯƠNG X. TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

Bài 52. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời. Thiên thể

Thông hiểu

- Nhận biết được Mặt Trời và sao là các thiên thể phát sáng; Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời.

1

C2

Bài 53. Mặt Trăng

Nhận biết

- Nhận biết được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng.

2

C5, 6

Bài 54. Hệ Mặt Trời

Vận dụng

- Mô tả được sơ lược cấu trúc của hệ Mặt Trời, nêu được các hành tinh cách Mặt Trời các khoảng cách khác nhau và có chu kì quay khác nhau.

1

C3

Bài 55. Ngân hà

Nhận biết

- Nhận biết được hệ Mặt Trời là một phần nhỏ của Ngân Hà.

2

C7, 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay