Đề thi cuối kì 2 lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 5 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

  TRƯỜNG TIỂU HỌC…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5  KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Ý nào sau đây đúng về địa hình châu Phi? 

A. Bồn địa thấp xen với đồng bằng.

B. Bán bình nguyên xen sơn nguyên.

C. Bình nguyên xen bồn địa thấp.

D. Sơn nguyên xen bồn địa thấp. 

Câu 2 (0,5 điểm). Đâu không phải ý đúng khi nói về các địa dương?

A. bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất.

B. các đại dương chia tách rạch ròi. 

C. chiếm hơn 96% lượng nước trái đất.

D. gồm 5 đại dương.

Câu 3 (0,5 điểm). Những khu vực tập trung đông dân cư là: 

A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.

B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

D. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

Câu 4 (0,5 điểm). Dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng vì:

A. Tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có.

B. Thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.

C. Khí hậu mát mẻ, ổn định.

D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Câu 5 (0,5 điểm). Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?

A. Sông Nin. 

B. Sông Hằng.

C. Sông Hồng. 

D. Sông Ti-grơ.

Câu 6 (0,5 điểm). Thế vận hội Ô-lim-píc là:

A. Sự kiện thể thao được tổ chức với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới.

B. Sự kiện thể thao được tổ chức cho các nước châu Âu.

C. Sự kiện thể thao được tổ chức cho các nước châu Á.

D. Sự kiện thể thao được tổ chức cho các nước châu Phi.

Câu 7 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại?

A. Để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc cho đời sau.

B. Đóng góp to lớn vào kho tàng văn minh nhân loại.

C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh phương Tây.

D. Thể hiện sự sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.

Câu 8 (0,5 điểm). Hy Lạp cổ đại thuộc khu vực nào sau đây?

A. Địa Trung Hải.

B. Đông Bắc châu Á.

C. Đông Bắc châu phi.

D. Đông Nam Á.

Câu 9 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm dân cư của Hy Lạp thời cổ đại?

A. Chủ yếu là người La-tinh.

B. Đa dạng về tộc người.

C. Chủ yếu là người Hê-len.

D. Chỉ có một tộc người duy nhất.

Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào không phải là kiến trúc nổi tiếng của Hy Lạp?

A. Đền thờ thần Dớt.

B. Đền thờ thần A-pô-lô.

C. Đền thờ nữ thần rắn. 

D. Đền thờ nữ thần Hê-ra.

Câu 11 (0,5 điểm). Thiên nhiên có vai trò gì trong cuộc cống con người?

A. Không gian sinh sống. 

B. Tạo bước đà cho con người phát triển.

C. Cung cấp mối quan hệ xã hội.

D. Giúp con người tự tin giao tiếp. 

Câu 12 (0,5 điểm). Di sản thiên nhiên Việt Nam nào sau đây được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới: 

A. Văn Miếu.

B. Vịnh Hạ Long

C. Kinh thành Huế.

D. Cố đô Hoa Lư. 

Câu 13 (0,5 điểm). Truyền thuyết về chim bồ câu ngậm cành ô-liu nói về mong ước gì của nhân loại?

A. Luôn khát khao về một thế giới hòa bình.

B. Luôn khát khao về một cuộc sống tự do.

C. Luôn khát khao về bình đẳng dân tộc.

D. Luôn khát khao về sự phát triển của đất nước.

Câu 14 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng về mong ước hòa bình của nhân loại?

A. Là trạng thái không có chiến tranh hay xung đột vũ trang.

B. Là sự tôn trọng, bình đẳng, hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc.

C. Ước mong về một thế giới hòa bình được thể hiện thông qua các hoạt động của Liên hợp quốc.

D. Là ước mong về một thế giới xanh – sạch – đẹp.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

 Câu 1 (1,0 điểm). Em hãy nêu một số đặc điểm chính về ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it. 

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy trình bày một số biện pháp để bảo vệ môi trường.

Câu 3 (1,0 điểm). Em hãy trình bày một số đặc điểm nổi bật về kiến trúc của Hy Lạp cổ đại.  

BÀI LÀM:

…………………………………………………………………………………………

    …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ   KẾT NỐI TRI THỨC 

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 22. Các châu lục và đại dương trên thế giới 

1

1

1,0

Bài 23. Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới 

1

1

1

2,0

Bài 24. Văn minh Ai Cập

1

1

1,0

Bài 25. Văn minh Hy Lạp 

2

1

1

2,5

Bài 26. Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp 

1

1

1

2,0

Bài 27. Xây dựng thế giới hòa bình 

2

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

1,0

2,0

2,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

5,0

50%

4,0

40%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5  KẾT NỐI TRI THỨC

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 22. Các châu lục và đại dương trên thế giới 

Nhận biết

Xác định được vị trí của các châu lục, một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn trên bản đồ, lược đồ hoặc quả Địa Cầu. 

1

C1

Kết nối 

Nêu và so sánh được đặc điểm tự nhiên của các châu lục. 

1

C2

Bài 23. Dân số và các chủng tộc chính trên thế giới 

Nhận biết

Kể tên và mô tả được những nét chính về ngoại hình của các chủng tộc trên thế giới. 

1

1

C3

C1 (TL)

Vận dụng 

Trình bày được sự phân bố của các chủng tộc trên thế giới. 

1

 

C4  

Bài 24. Văn minh Ai Cập 

Nhận biết

Xác định được vị trí địa lí của nước Ai Cập và điều kiện tự nhiên của Ai Cập.  

1

C5

Kết nối 

Tìm hiểu và mô tả được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Ai Cập: kim tự tháp, đồng hồ mặt trời, … 

1

C7  

Bài 25. Văn minh Hy Lạp 

Nhận biết 

Xác định được vị trí địa lí và đặc điểm về điều kiện tự nhiên của nước Hy Lạp. 

2

C8, C9

Kết nối 

Tìm hiểu và mô tả được một số thành tựu tiêu biểu về kiến trúc, điêu khắc của văn minh Hy Lạp. 

1

1

C10

C3 (TL)

Bài 26. Xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp 

Nhận biết 

Nêu được một số vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.  

2

C11

Kết nối 

Trình bày một số biện pháp để bảo vệ môi trường. 

1  

C2

(TL)

Vận dụng 

Đề xuất ở mức độ đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch – đẹp. 

1

C12

Bài 27. Xây dựng thế giới hòa bình 

Nhận biết

Nêu được mong ước và cố gắng của nhân loại trong việc xây dựng một thế giới hòa bình.  

1

C6, C13

Kết nối 

Nhận xét về hoạt động của Liên hợp quốc trong xây dựng thế giới hòa bình.  

1

C14

Đề xuất những biện pháp để xây dựng thế giới hòa bình. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Lịch sử và địa lí 5 Kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay