Đề thi cuối kì 2 tin học 5 chân trời sáng tạo (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 5 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Tin học 5 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tin học 5 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TIỂU HỌC……………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TIN HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 40 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Khoanh vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. (1,0 điểm) (M1) Hành động rẽ trái hoặc phải của xe được mô tả bằng cấu trúc gì?
A. Cấu trúc lặp có điều kiện.
B. Cấu trúc tuần tự.
C. Cấu trúc rẽ nhánh.
D. Cấu trúc quay lui.
Câu 2. (1,0 điểm) (M2) Hoạt động nào sau đây lặp với số lần lặp biết trước?
A. Giặt tới khi sạch.
B. Học bài cho tới khi thuộc bài.
C. Gọi điện tới khi có người nghe máy.
D. Ngày đánh răng 2 lần.
Câu 3. (1,0 điểm) (M3) Để tính chu vi C của hình tròn em cần thực hiện các bước sau:
Tính chu vi hình tròn theo công thức C = 2 × 3,14 × d
Thông báo kết quả tính chu vi hình tròn C.
Xác định số đo đường kính d của hình tròn.
Thứ tự đúng là
A. 1-2-3.
B. 3-1-2.
C. 2-3-1.
D. 1-3-2.
Câu 4. (1,0 điểm) (M1) Trong Scratch, các lệnh tạo biểu thức toán học nằm trong nhóm lệnh nào?
A. Nhóm lệnh Các biến số.
B. Nhóm lệnh Chuyển động.
C. Nhóm lệnh Các phép toán.
D. Nhóm lệnh Sự kiện.
Câu 5. (1,0 điểm) (M2) Trong Scratch hướng di chuyển mặc định của đối tượng là hướng nào?
A. Lên trên.
B. Xuống dưới.
C. Sang trái.
D. Sang phải.
Câu 6. (1,0 điểm) (M1) Cấu trúc nào phù hợp để diễn tả hành động: Nhân vật di chuyển liên tục trên sân khấu cho đến khi chạm con trỏ chuột thì dừng lại?
A. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu.
B. Cấu trúc lặp liên tục.
C. Cấu trúc lặp có điều kiện.
D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ.
Câu 7. (1,0 điểm) (M1) Kịch bản thường gồm mấy phần?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1. (1,0 điểm) (M3) Em hãy xác định loại lệnh lặp trong hình sau. Cho biết các vị trí (1) và (2) trong hình ứng với thông tin gì.
Câu 2.
a. (1,0 điểm) (M2) Việc tính chu vi mảnh vườn hình vuông có được coi là việc có cấu trúc tuần tự không? Giải thích.
b. (1,0 điểm) (M3) Xác định phép toán trong hình sau. Kết quả của phép toán này là gì?
BÀI LÀM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ/ Bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | |||||||||
Bài 9. Cấu trúc tuần tự | 1 | 1 | 1 | 1 | 2,0 | ||||
Bài 10. Cấu trúc rẽ nhánh | 1 | 1 | 1,0 | ||||||
Bài 11. Cấu trúc lặp | 1 | 1 | 1 | 1 | 2,0 | ||||
Bài 12. Viết chương trình để tính toán | 1 | 1 | 1 | 1 | 2,0 | ||||
Bài 13. Chạy thử chương trình | 1 | 1 | 1,0 | ||||||
Bài 14. Viết kịch bản chương trình máy tính | 2 | 2 | 2,0 | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 2 | 1 | 1 | 2 | 7 | 3 | 10,0 |
Điểm số | 4,0 | 0,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 3,0 điểm 30% | 10,0 điểm 100% | 10,0 điểm 100% |
TRƯỜNG TIỂU HỌC .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN (câu) | TL (câu) | |||
7 | 1 | |||||
Chủ đề F. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính | ||||||
Bài 9. Cấu trúc tuần tự | Kết nối | Ví dụ về việc có cấu trúc tuần tự. Giải thích cho ví dụ đó. | 1 | C2a | ||
Vận dụng | Thứ tự các bước tính chu vi hình tròn. | 1 | C3 | |||
Bài 10. Cấu trúc rẽ nhánh | Nhận biết | Cấu trúc giúp mô tả hành động rẽ trái hoặc phải của xe. | 1 | C1 | ||
Bài 11. Cấu trúc lặp | Kết nối | Xác định hoạt động lặp với số lần biết trước. | 1 | C2 | ||
Vận dụng | Xác định loại lệnh lặp. Điền chú thích thích hợp vào hình. | 1 | C1 | |||
Bài 12. Viết chương trình để tính toán | Nhận biết | Nhóm lệnh chứa các lệnh tạo biểu thức toán học. | 1 | C4 | ||
Vận dụng | Xác định loại phép toán và kết quả của phép toán đó. | 1 | C2b | |||
Bài 13. Chạy thử chương trình | Kết nối | Xác định hướng di chuyển mặc định của đối tượng. | 1 | C5 | ||
Bài 14. Viết kịch bản chương trình máy tính | Nhận biết | - Cấu trúc phù hợp để diễn tả hành động trong kịch bản. - Số phần trong kịch bản. | 2 | C6, 7 |