Đề thi cuối kì 2 tin học 6 chân trời sáng tạo (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 6 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 2 môn Tin học 6 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Đề thi tin học 6 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TIN HỌC 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sơ đồ tư duy gồm các thành phần là
A. bút, giấy, mực.
B. phần mềm máy tính.
C. từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc, …
D. con người, đồ vật, khung cảnh, …
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính?
A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian rộng mở, dễ sửa chữa, thêm bớt nội dung.
B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người.
C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ.
D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác.
Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Bài toán là một vấn đề phải giải quyết bằng tính toán.
B. Bài toán là một nhiệm vụ cần hoàn thành, đã xác định rõ ràng đầu vào.
C. Thuật toán là cách để tính toán nhanh.
D. Thuật toán là một quy trình chặt chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ trình tự thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ, giải quyết một vấn đề nào đó.
Câu 4: Input trong thuật toán có nghĩa là gì?
A. Thông tin ra.
B. Bài toán.
C. Thông tin vào.
D. Chương trình.
Câu 5. Cấu trúc tuần tự là gì?
A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ.
B. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
C. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo.
D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán.
Câu 6: Để viết chương trình cho máy tính, người lập trình sử dụng loại ngôn ngữ nào?
A. Ngôn ngữ chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1.
B. Ngôn ngữ lập trình.
C. Ngôn ngữ tự nhiên.
D. Ngôn ngữ chuyên ngành.
Câu 7: Con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc như thế nào?
A. Thông qua một từ khóa.
B. Thông qua các tên.
C. Thông qua các lệnh.
D. Thông qua một lệnh.
Câu 8: “…” là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.
A. Phần mềm máy tính.
B. Bài toán.
C. Chương trình máy tính.
D. Cấu trúc tuần tự.
Câu 9. Để thể hiện cấu trúc rẽ nhánh cần nhận biết các thành phần
A. có dữ liệu là số.
B. có tên riêng.
C. đầu vào, đầu ra.
D. đầu và cuối.
Câu 10: Trong số các cấu trúc sau, đâu là cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ?
A. “Nếu … thì … nếu không thì …”.
B. “Nếu … thì …”.
C. “Nếu … nếu không thì …”.
D. “Nếu … thì lại …”.
Câu 11: Trong quá trình thực hiện cấu trúc rẽ nhánh, khi điều kiện thỏa mãn thì điều đó có nghĩa là
A. nhánh đúng.
B. nhánh sai.
C. hết nhánh.
D. nhánh bên phải đúng.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu tuần tự.
B. “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.
C. “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.
D. “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu tuần tự.
Câu 13: Cấu trúc lặp được sử dụng trong trường hợp nào?
A. Liệt kê các bước theo trình tự thực hiện.
B. Có một vài thao tác được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện.
C. Có các trường hợp khác nhau cần xem xét trong quá trình thực hiện.
D. Sự việc diễn ra một lần rồi dừng.
Câu 14: Trong cấu trúc lặp bao giờ cũng có
A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh.
B. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.
C. khâu kết thúc tuần tự.
D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước.
B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vòng lặp kết thúc.
C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.
D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau.
Câu 16: Điểm giống nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp là
A. các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.
B. đều có bước quan trọng nhất là kiểm tra điều kiện.
C. thực hiện lần lượt các bước từ bắt đầu đến kết thúc.
D. đều không cần kiểm tra điều kiện để thực hiện.
Câu 17: Đâu không phải là hạn chế khi vẽ sơ đồ tư duy thủ công trên giấy?
A. Dễ bị bẩn, nhàu.
B. Có thể bị vẽ sai và thay đổi giấy nhiều lần.
C. Sơ đồ khó nhìn hơn, không thể đưa vào các bản trình chiếu.
D. Cần phải có thiết bị mới thực hiện được.
Câu 18: Cho bài toán “Cho N và M. Tìm bội chung nhỏ nhất của chúng”. Đầu ra của bài toán là
A. N và M.
B. bội chung nhỏ nhất.
C. N và bội chung nhỏ nhất.
D. N, M và bội chung nhỏ nhất.
...........................................
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy mô tả thuật toán tính điểm trung bình ba môn Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ theo cách sử dụng sơ đồ khối.
Câu 2. (2,0 điểm) Học sinh cấp trung học bắt đầu được xét kết nạp Đoàn khi đủ 16 tuổi. Em hãy dùng cấu trúc rẽ nhánh để mô tả thuật toán kiểm tra điều kiện kết nạp Đoàn bằng cách liệt kê các bước. Chỉ rõ đầu ra, đầu vào của thuật toán là gì.
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
CHỦ ĐỀ 5. ỨNG DỤNG TIN HỌC | Bài 13. Sơ đồ tư duy | 2 | 1 | 1 | 4 | 0 | 1,0 điểm | |||||
CHỦ ĐỀ 6. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | Bài 14. Bài toán và thuật toán | 6 | 1 | 1 | 1 | 8 | 1 | 4,0 điểm | ||||
Bài 15. Cấu trúc rẽ nhánh | 4 | 1 | 1 | 1 | 6 | 1 | 3,5 điểm | |||||
Bài 16. Cấu trúc lặp | 4 | 1 | 1 | 6 | 0 | 1,5 điểm | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 16 | 0 | 4 | 1 | 0 | 1 | 4 | 0 | 24 | 2 | 10 | |
Điểm số | 4 | 0 | 1 | 2 | 0 | 2 | 1 | 0 | 6 | 4 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIN HỌC 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
CHỦ ĐỀ 5. ỨNG DỤNG TIN HỌC | 2 | 24 | ||||
Bài 13. Sơ đồ tư duy | Nhận biết | - Nhận biết, sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | - Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy. | 1 | C17 | |||
Vận dụng cao | - Vận dụng được sơ đồ tư duy đơn giản phục vụ học tập và trao đổi thông tin. | 1 | C21 | |||
CHỦ ĐỀ 6. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | ||||||
Bài 14. Bài toán và thuật toán | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm thuật toán. - Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được. | 6 | C3, 4, 5, 6, 7, 8 | ||
Thông hiểu | - Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối. | 1 | C18 | |||
Vận dụng | - Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự dưới dạng sơ đồ khối. | 1 | C1 | |||
Vận dụng cao | - Hoàn thiện mô tả thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối. | 1 | C22 | |||
Bài 15. Cấu trúc rẽ nhánh | Nhận biết | - Nhận biết thuật toán đơn giản có cấu trúc rẽ nhánh. | 4 | C9, 10, 11, 12 | ||
Thông hiểu | - Xác định, mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc rẽ nhánh dưới dạng sơ đồ khối hoặc liệt kê các bước. | 1 | 1 | C2 | C19 | |
Vận dụng cao | - Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc rẽ nhánh dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối. | 1 | C23 | |||
Bài 16. Cấu trúc lặp | Nhận biết | - Nhận biết được thuật toán đơn giản có cấu trúc lặp. | 4 | C13, 14, 15, 16 | ||
Thông hiểu | - Xác định được thuật toán đơn giản có cấu trúc lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối. | 1 | C20 | |||
Vận dụng cao | - Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc lặp dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối. | 1 | C24 |