Đề thi cuối kì 2 tin học 6 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tin học 6 chân trời sáng tạo Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Tin học 6 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Đề thi tin học 6 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

TIN HỌC 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 

NĂM HỌC: 2024 – 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về việc tạo sơ đồ tư duy tốt?

A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn.

B. Nên dùng các đường kẻ cong thay vì các đường thẳng.

C. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.

D. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào vấn đề chính.

Câu 2: Nội dung của định dạng văn bản bao gồm những gì?

A. Định dạng kí tự và định dạng đoạn văn bản.

B. Định dạng kí tự và định dạng trang văn bản.

C. Định dạng đoạn văn bản và định dạng trang văn bản.

D. Định dạng kí tự, định dạng đoạn văn bản và định dạng trang văn bản.

Câu 3: Khi biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối, biểu tượng dưới đây có ý nghĩa gì?

 

A. Bắt đầu hoặc Kết thúc.

B. Đầu vào hoặc Đầu ra.

C. Bước xử lí.

D. Chỉ hướng thực hiện tiếp theo.

Câu 4: Thuật toán có thể được mô tả theo hai cách nào?

A. Sử dụng các biến và dữ liệu.

B. Sử dụng đầu vào và đầu ra.

C. Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và sơ đồ khối.

D. Sử dụng phần mềm và phần cứng.

Câu 5. Trong số các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Thuật toán có đầu ra là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.

B. Thuật toán có đầu vào là các dữ liệu đầu ra

C. Thuật toán có đầu vào là kết quả nhận được sau khi thực hiện các bước của thuật toán.

D. Thuật toán có đầu ra là các dữ liệu ban đầu.

Câu 6: Sơ đồ khối của thuật toán là

A. ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy tính.

B. một biểu đồ gồm các đường cong và các mũi tên chỉ hướng.

C. một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường mũi tên để chỉ hướng thực hiện.

D. ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 7: Ngôn ngữ nào dưới đây không phải là ngôn ngữ lập trình?

A. Python.

B. Scratch.

C. Tiếng Việt.

D. Java.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Ngôn ngữ lập trình chỉ là công cụ soạn thảo văn bản.

B. Thứ tự thực hiện các lệnh trong chương trình không ảnh hưởng đến kết quả đầu ra.

C. Chương trình máy tính là tập hợp các lệnh viết bằng ngôn ngữ lập trình.

D. Tất cả các ngôn ngữ lập trình đều giống nhau.

Câu 9. Trong ngôn ngữ tự nhiên, từ “nếu” được dùng để chỉ một

A. hành động.

B. điều kiện.

C. thuật toán.

D. kết quả.

Câu 10: Trong ngôn ngữ tự nhiên, để mô tả tình huống rẽ nhánh theo điều kiện, ta quy ước sử dụng cấu trúc câu nào sau đây?

A. “Nếu … vậy …”.

B. “Nếu … thì …”.

C. “Nếu … có …”.

D. “Nếu … lại …”.

Câu 11: Trong quá trình thực hiện cấu trúc rẽ nhánh, khi điều kiện thỏa mãn thì điều đó có nghĩa là

A. nhánh đúng.

B. nhánh sai.

C. hết nhánh.

D. nhánh bên phải đúng.

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Câu “Nếu trời mưa thì em sẽ không đi dã ngoại với các bạn” có chứa cấu tuần tự.

B. Câu “Nếu được nghỉ bốn ngày vào dịp Quốc khánh mồng 2 – 9 thì gia đình em sẽ đi du lịch tại Đà Nẵng, còn không sẽ có kế hoạch khác” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.

C. Câu “Nếu vẫn chưa làm xong bài tập về nhà môn Toán, em phải làm bài tập cho đến khi nào xong thì dừng” có chứa cấu trúc rẽ nhánh.

D. Câu “Nếu trời không mưa thì em đi đá bóng” có chứa cấu tuần tự.

Câu 13: Cấu trúc lặp được sử dụng trong trường hợp nào?

A. Liệt kê các bước theo trình tự thực hiện.

B. Có một vài thao tác được thực hiện lặp lại một số lần liên tiếp trong quá trình thực hiện.

C. Có các trường hợp khác nhau cần xem xét trong quá trình thực hiện.

D. Sự việc diễn ra một lần rồi dừng.

Câu 14: Trong cấu trúc lặp bao giờ cũng có

A. khâu đặt điều kiện rẽ nhánh.

B. khâu kiểm tra điều kiện kết thúc quá trình lặp.

C. khâu kết thúc tuần tự.

D. khâu kiểm tra điều kiện rẽ nhánh.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cấu trúc lặp có số lần lặp luôn được xác định trước.

B. Cấu trúc lặp bao giờ cũng có điều kiện để vồng lặp kết thúc.

C. Cấu trúc lặp có hai loại là lặp với số lần biết trước và lặp với số lần không biết trước.

D. Cấu trúc lặp có loại kiểm tra điều kiện trước và loại kiểm tra điều kiện sau.

Câu 16: Điểm giống nhau giữa cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp là

A. các bước của thuật toán được thực hiện lặp lại nhiều lần.

B. đều có bước quan trọng nhất là kiểm tra điều kiện.

C. thực hiện lần lượt các bước từ bắt đầu đến kết thúc.

D. đều không cần kiểm tra điều kiện để thực hiện.

Câu 17: Nhược điểm của việc tạo sơ đồ tư duy theo cách thủ công là gì?

A. Khó sắp xếp, bố trí nội dung.

B. Hạn chế khả năng sáng tạo.

C. Không linh hoạt để có thể làm ở bất cứ đâu, đòi hỏi công cụ khó tìm kiếm.

D. Không dễ dàng trong việc mở rộng, sửa chữa và chia sẻ cho nhiều người.

Câu 18: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán?

A. Một bản nhạc hay.

B. Một bức tranh đầy màu sắc.

C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm.

D. Một bài thơ lục bát.

...........................................

B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Em hãy cho biết đầu vào, đầu ra của các thuật toán sau đây:

a) Thuật toán nhân đôi số a.

b) Thuật toán tìm số lớn hơn trong hai số a, b.

c) Thuật toán hoán đổi vị trí chỗ ngồi cho hai bạn trong lớp.

d) Thuật toán tìm một cuốn sách có trên giá sách hay không.

Câu 2. (2,0 điểm) Sử dụng dạng sơ đồ khối cấu trúc rẽ nhánh mô tả việc phân nhóm tuổi lao động nữ giới ở thời điểm năm 2020 như sau:

Nhóm tuổi dưới lao động: từ sơ sinh đến 14 tuổi.

Nhóm tuổi lao động: từ 15 đến 55 tuổi.

Nhóm tuổi ngoài lao động: Từ 56 tuổi trở lên.

BÀI LÀM

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

............................................................................................................................................. 

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIN HỌC 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

CHỦ ĐỀ 5. ỨNG DỤNG TIN HỌC

Bài 13. Sơ đồ tư duy

2

1

1

4

0

1,0 điểm

CHỦ ĐỀ 6. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Bài 14. Bài toán và thuật toán

6

1

1

1

8

1

4,0 điểm

Bài 15. Cấu trúc rẽ nhánh

4

1

1

1

6

1

3,5 điểm

Bài 16. Cấu trúc lặp

4

1

1

6

0

1,5 điểm

Tổng số câu TN/TL

16

0

4

1

0

1

4

0

24

2

10

Điểm số

4

0

1

2

0

2

1

0

6

4

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

TRƯỜNG THCS.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIN HỌC 6 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số câu)

TN 

(số câu)

TL

(số câu)

TN 

(số câu)

CHỦ ĐỀ 5. ỨNG DỤNG TIN HỌC 

2

24

Bài 13. Sơ đồ tư duy

Nhận biết

- Nhận biết, sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm. 

2

C1, 2

Thông hiểu

- Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy.

1

C17

Vận dụng cao

- Vận dụng được sơ đồ tư duy đơn giản phục vụ học tập và trao đổi thông tin.

1

C21

CHỦ ĐỀ 6. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Bài 14. Bài toán và thuật toán

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm thuật toán.

- Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực hiện được.

6

C3, 4, 5, 6, 7, 8

Thông hiểu

- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.

1

1

C1

C18

Vận dụng cao

- Hoàn thiện mô tả thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.

1

C22

Bài 15. Cấu trúc rẽ nhánh

Nhận biết

- Nhận biết thuật toán đơn giản có cấu trúc rẽ nhánh. 

4

C9, 10, 11, 12

Thông hiểu

- Xác định được thuật toán đơn giản có cấu trúc rẽ nhánh dưới dạng sơ đồ khối.

1

C19

Vận dụng

- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc rẽ nhánh dưới dạng sơ đồ khối.

1

C2

Vận dụng cao

- Mô tả được thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.

1

C23

Bài 16. Cấu trúc lặp

Nhận biết

- Nhận biết được thuật toán đơn giản có cấu trúc lặp.

4

C13, 14, 15, 16

Thông hiểu

- Xác định được thuật toán đơn giản có cấu trúc lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối.

1

C20

Vận dụng cao

- Mô tả được thuật toán đơn giản có cấu trúc lặp dưới dạng liệt kê hoặc bằng sơ đồ khối.

1

C24

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tin học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay