Đề thi giữa kì 1 sinh học 10 chân trời sáng tạo (Đề số 1)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 10 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 1. Cấu trúc đề thi số 1 giữa kì 1môn sinh học 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

  TRƯNG THPT…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

SINH HỌC 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC:

Thời gian làm bài:    phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vai trò của các điểm kiểm soát trong chu kì tế bào là

A. rút ngắn thời gian của quá trình phân bào.
B. kéo dài thời gian của quá trình phân bào.
C. đảm bảo tính chính xác của quá trình phân bào.
D. đảm bảo tính đột biến của quá trình phân bào.

Câu 2: Trong chu kì tế bào, pha nào sau đây không thuộc kì trung gian?

A. Pha M.
B. Pha G1.
C. Pha S.
D. Pha G2.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về chu kì tế bào?

A. Chu kì tế bào là hoạt động sống có tính chất chu kì.
B. Chu kì tế bào là hoạt động sống chỉ diễn ra ở sinh vật đa bào.
C. Thời gian của chu kì tế bào là thời gian của các giai đoạn trong chu kì tế bào.
D. Kết quả của chu kì tế bào là từ một tế bào mẹ ban đầu hình thành 2 tế bào con.

Câu 4: Quá trình nguyên phân không bao gồm kì nào sau đây?

A. Kì trung gian.
B. Kì giữa.
C. Kì đầu.
D. Kì cuối.

Câu 5: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?

A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.

Câu 6: Nhân tố nào sau đây gây ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?

A. Môi trường sống.
B. Chế độ ăn uống.
C. Di truyền và hormone.
D. Tất cả các yếu tố trên.

Câu 7:Tại kì trung gian trước khi diễn ra giảm phân, tế bào nhân đôi nhiễm sắc thể và DNA bao nhiêu lần?

A. 1 lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.

Câu 8: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là do

A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.
B. tế bào động vật có nhiều lysosome.
C. tế bào thực vật có thành cellulose.
D. tế bào thực vật có không bào lớn.

Câu 9: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là

A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.

Câu 10: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là

A. 72.
B. 12.
C. 24.
D. 48.

Câu 11: Sử dụng mẫu vật là hoa hành có thể quan sát được quá trình nào sau đây?

A. Giảm phân.
B. Quang hợp.
C. Nguyên phân.
D. Hô hấp tế bào.

Câu 12: Khi quan sát tiêu bản, nếu thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào thì kết luận tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?

A. Kì đầu.
B. Kì giữa.
C. Kì sau.
D. Kì cuối.

Câu 13: Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?

A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau.
B. Một số tế bào đang ở cùng một kì.
C. Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể.
D. Tất cả các trường hợp trên.

Câu 14: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào dựa trên đặc tính nào sau đây?

A. Tính đặc thù của các tế bào.
B. Tính đa dạng của các tế bào giao tử.
C. Tính ưu việt của các tế bào nhân thực.
D. Tính toàn năng của các tế bào.

Câu 15: Nhân tố nào sau đây có vai trò quan trọng nhất trong điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường?

A. Hàm lượng nitrogen.
B. Hormone sinh trưởng.
C. Enzyme chuyển hóa.
D. Hàm lượng carbohydrate.

Câu 16: Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây?

A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người.
C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh.
D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa.

Câu 17: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của công nghệ tế bào gốc?

A. Tái tạo các mô để thay thế các mô, cơ quan bị tổn thương hoặc bị bệnh.
B. Mở ra phương pháp điều trị mới trong điều trị vô sinh và hiếm muộn.
C. Bảo tồn giống động vật quý hiếm, phục hồi các nhóm động vật đã bị tuyệt chủng.
D. Tạo ra những động vật có khả năng bất tử để sản xuất các chế phẩm sinh học.

Câu 18: Kích thước nhỏ đem lại lợi thế nào sau đây cho vi sinh vật?

A. Giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ chuyển hóa, sinh trưởng và sinh sản nhanh.
B. Giúp vi sinh vật có khả năng phân bố rộng khắp trong mọi loại môi trường.
C. Giúp vi sinh vật có khả năng thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.
D. Giúp vi sinh vật có khả năngdi chuyển nhanh trong mọi loại môi trường.

Câu 19: Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là

A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
B. tự dưỡng và dị dưỡng.
C. quang dưỡng và hóa dưỡng.
D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.

Câu 20: Vì sao để quan sát tế bào vi sinh vật người ta thường thực hiện nhuộm màu trước khi quan sát?

A. Vì tế bào vi sinh vật nhỏ và có màu nhạt.
B. Vì tế bào vi sinh vật sinh trưởng nhanh.
C. Vì tế bào vi sinh vật có thành tế bào dày.
D. Vì tế bào vi sinh vật di chuyển rất nhanh.

Câu 21: Loại que cấy nào sau đây được sử dụng để trải đều vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn?

A. Que cấy thẳng.
B. Que cấy vòng.
C. Que cấy móc.
D. Que cấy trang.

Câu 22: Dựa vào trạng thái môi trường, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành 2 loại gồm

A. môi trường tự nhiên và môi trường phòng thí nghiệm.
B. môi trường tự nhiên và môi trường tổng hợp.
C. môi trường dạng đặc và môi trường dạng lỏng.
D. môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.

Câu 23: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi sinh vật vì phương pháp này giúp

A. tách riêng từng loài vi sinh vật từ hỗn hợp nhiều loài vi sinh vật.
B. xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài vi sinh vật.
C. quan sát rõ hơn hình dạng và cấu tạo tế bào của các loài vi sinh vật.
D. theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

Câu 24: Gôm là

A. một số loại protein mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
B. một số amino acid mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
C. một số polysaccharide mà vi sinh vật tiết vào môi trường.
D. một số enzyme mà vi sinh vật tiết vào môi trường.

Câu 25: Vi sinh vật dị dưỡng phân giải các hợp chất hữu cơ nhằm

A. lấy nguồn nguyên liệu cho các hoạt động sống của chúng.
B. loại bỏ các chất hữu cơ dư thừa giúp làm sạch môi trường sống.
C. tạo ra các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người.
D. tạo ra các chất khoáng góp phần cải tạo chất lượng của đất.

Câu 26: Để phân giải nucleic acid, vi sinh vật cần tạo ra enzyme nào sau đây?

A. Protease.
B. Lipase.
C. Nuclease.
D. Amylase.

Câu 27: Vai trò nào sau đây không phải là vai trò của vi sinh vật đối với tự nhiên?

A. Chuyển hóa vật chất trong tự nhiên.
B. Làm sạch môi trường.
C. Cải thiện chất lượng đất.
D. Tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình tổng hợp nucleic acid của vi sinh vật?

A. Quá trình tổng hợp DNA, RNA ở vi sinh vật diễn ra tương tự ở mọi tế bào sinh vật.
B. Các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các đơn phân là nucleotide.
C. Vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp nucleotide mà phải thu nhận từ thức ăn.
D. Một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp 3 thành phần cấu tạo nên các nucleotide.

B. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (1 điểm): Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích.

Câu 2 (1 điểm): Tại sao trong công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể dùng một loại mô bất kì để tái tạo thành cơ thể hoàn chỉnh?

Câu 3 (1 điểm): Hãy nêu một vài ứng dụng của vi sinh vật trong thực tiễn mà em biết tùy theo kiểu dinh dưỡng của chúng.

------ Hết ------

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay