Đề thi giữa kì 1 sinh học 10 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra sinh học 10 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 1môn sinh học 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: SINH HỌC 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Lĩnh vực nào sau đây là lĩnh vực nghiên cứu của ngành Sinh học?

  1. Di truyền học. B.Thiên văn học.
  2. Năng lượng Mặt trời. D. Sự biến đổi chất..

Câu 2: Ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là

  1. Công nghệ chế biến. B. Công nghệ sinh học.
  2. Công nghệ thông tin. D. Công nghệ thực phẩm.

Câu 3: Xét nghiệm DNA hoặc dấu vân tay để xác định mối quan hệ huyết thống là ứng dụng của ngành nào sau đây?

  1. Pháp y. B. Dược học.
  2. Công nghệ thực phẩm. D. Nông nghiệp.

Câu 4: Hoạt động nào sau đây gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững?

  1. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
  2. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió, năng lượng mặt trời.
  3. Xả chất thải chưa qua xử lý vào môi trường.
  4. Xây dựng các mô hình sinh thái bảo vệ môi trường sống.

Câu 5: Phương pháp sử dụng các dụng cụ, hóa chất, quy tắc an toàn để thực hiện các thí nghiệm khoa học là

  1. Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm.
  2. Phương pháp quan sát.
  3. Phương pháp thực nghiệm khoa học.
  4. Phương pháp cách thức hóa.

Câu 6: Xây dựng giả thuyết dựa trên

  1. kết quả thí nghiệm.
  2. kết quả quan sát để đặt ra vấn đề cần nghiên cứu.
  3. kết quả khảo sát thực địa.
  4. kết quả nghiên cứu.

Câu 7: Thiết bị nào sau đây được sử dụng để hút xả một lượng mẫu chính xác?

  1. Kính lúp. B. Kính hiển vi.
  2. Micropipette. D. Máy li tâm.

Câu 8: Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng của tin sinh học?

  1. Dò tìm và phát hiện đột biến gây ra các bệnh di truyền.
  2. So sánh hệ gene nhằm xác định quan hệ huyết thống.
  3. Xây dựng ngân hàng gene giúp lưu trữ cơ sở dữ liệu trình tự gene.
  4. Nuôi cấy mô tế bào tạo ra các giống cây có năng suất cao.

Câu 9: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống là

  1. tập hợp tổ chức nhỏ nhất trong thế giới sống.
  2. tập hợp tổ chức lớn nhất trong thế giới sống.
  3. tập hợp tổ chức lớn nhất và nhỏ nhất trong thế giới sống.
  4. tập hợp tất cả các cấp tổ chức từ nhỏ nhất đến lớn nhất trong thế giới sống.

Câu 10: Cấp độ tổ chức sống nào sau đây là cấp độ lớn nhất?

  1. Mô. B. Cơ quan.    C. Cơ thể.               D. Quần thể.

Câu 11: Các cấp độ tổ chức sống có bao nhiêu đặc điểm chung?

  1. 1. B. 2. C. 3.                      D. 4.

Câu 12: “Qua nghiên cứu cho thấy người và vượn người có quan hệ họ hàng với nhau”. Đây là ví dụ về đặc điểm nào của các cấp độ tổ chức sống?

  1. Khả năng tự điều chỉnh. B. Hệ thống mở.
  2. Liên tục tiến hóa. D. Cấu tạo theo nguyên tắc thứ bậc.

Câu 13: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cấp độ tổ chức sống nào sau đây?

  1. Cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
  2. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái.
  3. Tế bào, cơ thể, quần thể, sinh quyển.
  4. Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã - hệ sinh thái, sinh quyển.

Câu 14: Người đã sử dụng kính hiển vi quang học tự phát minh ra để quan sát tế bào vỏ bần của cây sồi là

  1. Robert Hooke. B. Matthias Schleiden.
  2. Theodor Schwann. D. Antonie van Leeuwenhoek.

Câu 15: Schleiden và Schwann đã đưa ra học thuyết tế bào dựa trên cơ sở

  1. những quan sát thực tế.
  2. công trình nghiên cứu của mình và những kết quả nghiên cứu trước đó.
  3. quan sát nghiên cứu của nhà khoa học khác.
  4. những giả thuyết phỏng đoán.

Câu 16: Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế bào?

  1. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
  2. Tế bào không phải là đơn vị cấu trúc nhưng là đơn vị chức năng của sự sống.
  3. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
  4. Các tế bào có thành phần hóa học khác nhau hoàn toàn.

Câu 17: Phát biểu nào sai khi nói về đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

  1. Mọi sinh vật sống đều được cấu tạo từ tế bào.
  2. Sinh vật đơn bào có cấu tạo chỉ gồm một tế bào nhưng vẫn đảm nhiệm chức năng của một cơ thể.
  3. Sinh vật đa bào có cấu tạo gồm nhiều tế bào, hoạt động riêng lẻ, không có mối quan hệ với nhau.
  4. Các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển và sinh sản đều diễn ra trong tế bào.

Câu 18: Nguyên tố nào có vai trò quan trọng với sự sống, nó có thể liên kết với chính nó và với nhiều nhóm chức khác nhau?

  1. Nguyên tố P. B. Nguyên tố K.
  2. Nguyên tố N. D. Nguyên tố C.

Câu 19: Khi nói về vai trò của các nguyên tố hóa học, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

  1. Các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại phân tử như protein, lipid,…
  2. Mg là nguyên tố tham gia cấu tạo nên diệp lục tố.
  3. Các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu là hoạt hóa các enzyme.
  4. Sinh vật chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh dưỡng.

Câu 20: Loại lipid nào sau đây khác so với các loại lipid còn lại?

  1. Dầu thực vật. B. Mỡ động vật.
  2. Cholesterol. D. Sáp.

Câu 21: Protein có bao nhiêu bậc cấu trúc?

  1. 1. B. 2. C. 3.                      D. 4.

Câu 22: Carbohydrate được chia thành đường đơn, đường đôi và đường đa dựa vào

  1. số lượng nguyên tử carbon có trong phân tử đường đó.
  2. số lượng liên kết glycosidic giữa các đơn phân.
  3. số lượng đơn phân có trong phân tử đường đó.
  4. số lượng phân tử glucose có trong phân tử đường đó.

Câu 23: Bốn loại nucleotide A, T, G, C là đơn phân cấu tạo của

  1. deoxyribonucleic acid. B. ribonucleic acid.
  2. polypeptide. D. protein.

Câu 24: Loại đường đơn cấu tạo nên nucleic acid có

  1. 6 carbon. B. 3 carbon.
  2. 4 carbon. D. 5 carbon.

Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về lipid?

  1. Lipid không tan trong nước nhưng tan trong dung môi hữu cơ.
  2. Lipid là đại phân tử hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
  3. Lipid đơn giản gồm 3 loại là mỡ, dầu và sáp.
  4. Phospholipid thuộc loại lipid phức tạp.

Câu 26: Để nhận biết sự có mặt của tinh bột trong tế bào, cần sử dụng mẫu vật nào sau đây?

  1. Lòng trắng trứng. B. Thịt.
  2. Củ khoai tây. D. Sữa.

Câu 27: Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của protein trong dung dịch là

  1. NaOH. B. HCl. C. Sudan III.          D. CuSO4.

Câu 28: Nhỏ dung dịch Lugol vào dịch lọc củ khoai tây sẽ xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  1. Xuất hiện màu xanh tím. B. Xuất hiện màu đỏ gạch.
  2. Xuất hiện kết tủa màu trắng. D. Không có hiện tượng xảy ra.
  3. Phần tự luận

Câu 1 (1 điểm): Hãy nêu một ví dụ để thấy được vai trò quan trọng của sinh học đối với cuộc sống hằng ngày.

Câu 2 (1 điểm): Giải thích vì sao khi để rau, củ trong ngăn đá tủ lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh?

Câu 3. (1 điểm). Người ta tiến hành tổng hợp các đoạn DNA nhân tạo trong ống nghiệm, quá trình này được xúc tác bởi enzyme A (có bản chất là protein). Ở nhiệt độ 30℃, sau hai giờ, người ta nhận thấy số lượng DNA tăng lên. Sau đó, tăng nhiệt độ lên 50℃ thì trong hai giờ tiếp theo, số lượng DNA không tăng lên nữa. Biết cấu trúc của DNA không bị thay đổi khi nhiệt độ tăng. Hãy giải thích tại sao.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi sinh học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay