Đề thi giữa kì 2 lịch sử 11 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 11 chân trời sáng tạo giữa kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Lịch sử 11 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án lịch sử 11 chân trời sáng tạo

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây không đúng về chính sách văn hóa – giáo dục dưới thời vua Lê Thánh Tông?

  1. Phật giáo được đặt làm hệ tư tưởng chính thống.
  2. Giáo dục, khoa cử được chú trọng.
  3. Dựng bia Tiến sĩ và tôn vinh các bậc trí thức đỗ đại khoa.
  4. Cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học.

Câu 2. Điều luật dưới đây nằm trong bộ luật nào?

“Người con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật hay phạm tội thì không phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trượng”

A. Quốc triều hình luật.

B. Hình thư.

C. Hình luật.

D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 3. Bộ máy nhà nước dưới thời vua Gia Long có đặc điểm gì?

  1. Đã được kiện toàn một bước nhưng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu tính thống nhất.
  2. Dần ổn định nhưng vẫn hoạt động thiếu hiệu quả, gây nhiều khó khăn trong kiểm soát quyền lực của chính quyền địa phương.
  3. Đã kiện toàn được mô hình nhà nước quân chủ tập quyền.
  4. Thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Câu 4. Dưới thời Minh Mạng, các cơ quan văn phòng trực tiếp giúp việc cho nhà vua là:

A. Khâm Thiên Giám, Quốc Tử Giám.

B. Đô sát viện, Đại lý tự, Thông chính sứ ty.

C. Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện.

D. Thị thư viện, Thị hàn viện, Nội hàn viện.

Câu 5. Điểm đặc biệt trong cải cách hành chính địa phương của vua Minh Mạng là:

  1. Cải tổ hệ thống Văn thư phòng.
  2. Thành lập Nội các và Cơ mật viện.
  3. Chia đất nước thành các tỉnh.
  4. Văn bản hành chính được quy định chặt chẽ

Câu 6. Cuộc cải cách của vua Minh Mạng để lại những di sản quan trọng trong nền hành chính quốc gia thời kì cận – hiện đại, đặc biệt là cấu trúc phân cấp hành chính địa phương:

A. Tỉnh, phủ, xã.

B. Tỉnh, huyện xã.

C. Huyện, tổng, xã.

D. Tỉnh, huyện, phủ.

Câu 7. Về quốc phòng – an ninh, vua Minh Mạng đặc biệt coi trọng phát triển và tăng cường:

  1. Chế tạo súng thần cơ và cổ lâu thuyền.
  2. Quân các đạo đóng ở các địa phương.
  3. Lực lượng thủy quân, các hoạt động xây dựng pháo đài, tuần soát trên biển.
  4. Các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

Câu 8. Dưới thời vua Minh Mạng, chế độ Kinh lược sứ được lập ra với mục đích gì?

  1. Thay mặt vua thanh tra các địa phương có tình trạng bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội.
  2. Khởi thảo chiếu, sách, chế, cáo của nhà vua và thư từ ngoại giao.
  3. Dự bàn những việc cơ mưu trọng yếu, giúp đỡ vua việc quân sự.
  4. Hỗ trợ và giám sát hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn.

Câu 9. Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách gì về kinh tế?

A. Doanh điền.

B. Khai hóa và phục hóa.

C. Đồn điền và doanh điền.

D. Lộc điền và quân điền.

Câu 10. Một trong những dấu ấn cải cách trên lĩnh vực văn hóa của vua Minh Mạng là:

  1. Phát triển tín ngưỡng dân gian ở nông thôn và triều đình.
  2. Mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện.
  3. Đẩy mạnh hoạt động của Phật giáo và Thiên chúa giáo.
  4. Thành lập Quốc sử quán.

Câu 11. Vì sao ở thế kỉ XV, Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục?

  1. Thời kì này có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng.
  2. Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước.
  3. Nền kinh tế hàng hóa phát triển nhanh chóng.
  4. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 12. Những biến đổi lớn nổi bật trong đời sống kinh tế, văn hóa của Đại Việt từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là:

  1. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.
  2. Sự phát triển của nền kinh tế làng xã và sự phổ biến của tư tư tưởng Nho giáo.
  3. Sự thịnh đạt của nền kinh tế hàng hóa và sự phổ cập của tư tưởng Nho giáo.
  4. Sự phồn thịnh của nền kinh tế nông nghiệp và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

Câu 13. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, đảm trách những công việc chủ yếu của quốc gia là:

A. Sáu Khoa.

B. Sáu Bộ.

C. Sáu Tự.

D. Bộ Hộ.

Câu 14. Lê Thánh Tông tiến hành cải cách bộ máy chính quyền trung ương theo hướng:

  1. Giải thể hệ thống cơ quan chuyên môn, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
  2. Bổ sung hệ thống cơ quan trung gian, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
  3. Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào các bộ, khoa, tự.
  4. Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua.

Câu 15. Dưới thời vua Minh Mạng, quân đội được tổ chức theo phương châm:

  1. Xây dựng liên tiếp các công trình quân sự có tính phòng thủ cao.
  2. Bổ sung người khỏe mạnh, thải hồi người yếu.
  3. Học hỏi mô hình tổ chức và phiên chế của phương Tây.
  4. Thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

Câu 16. Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?

“Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông khiến cho quan to, quan nhỏ đều ràng buộc với nhau. Chức trọng, chức khinh cùng kiềm chế lẫn nhau. Uy quyền không bị lợi dụng, thế nước vậy là khó lay”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập II, Sdd, tr.454).

  1. Là một kết quả của biện pháp cải cách bộ máy hành chính dưới thời Lê Thánh Tông với mục tiêu cao nhất là tăng cường, củng cố quyền lực tối cao của vua, góp phần củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền dưới triều Lê sơ.
  2. Các cơ quan kiểm soát quyền lực lẫn nhau, tăng cường và ràng buộc về trách nhiệm.
  3. Cuộc cải cách làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia, tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.
  4. Các chức danh được quy định rõ ràng, hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến nguy cơ cát cứ.

Câu 17. Từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX, Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước hiện nay?

A. Phép “hồi tỵ”.

B. Án sát sứ ty.

C. Đốc học.

D. Lưu quan.

Câu 18. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông mang lại kết quả gì?

  1. Xóa bỏ được kinh tế điền trang trong xã hội Đại Việt.
  2. Xây dựng được hệ thống hành chính thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân nhiệm minh bạch, có sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau.
  3. Văn hóa dân tộc, nhất là chữ Nôm được đề cao.
  4. Chế độ trung ương tập quyền chuyên chế, quyền lực của hoàng đế được củng cố mạnh mẽ.

Câu 19. Điểm khác biệt căn bản trong nội dung cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX so với cuộc cải cách Lê Thánh Tông thế kỉ XV là gì?

  1. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc, Tuần phủ.
  2. Việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.
  3. Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
  4. Địa phương hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

Câu 20. Trước khi diễn cải cách của Lê Thánh Tông, tình hình Đại Việt như thế nào?

  1. Hệ thống hành chính hoạt động thiếu hiệu quả, gây khó khăn trong kiểm soát quyền lực của chính quyền trung ương.
  2. Ở phía Bắc, nhà Minh gây sức ép, hạch sách đòi cống nạp, đe dọa xâm lược.
  3. Tình trạng mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.
  4. Nông nô, nô tì bị bần cùng hóa. Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi.

Câu 21. Nhận xét nào dưới đây không đúng về cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông?

  1. Có tính đồng bộ từ trung ương đến địa phương.
  2. Cuộc cải cách diễn ra trên nhiều lĩnh vực.
  3. Cải cách nhằm tăng cường sự kiểm soát, chỉ đạo của hoàng đế đối với triều thần.
  4. Kế thừa mô hình của các triều đại trước, kết hơph với việc học tập có cải biến mô hình của nhà Minh và nhà Thanh (Trung Quốc).

Câu 22. Hệ thống hành chính ở địa phương được phân cấp theo mô hình từ trên xuống dưới gồm:

  1. Tỉnh – phủ – huyện/châu – tổng – xã.
  2. Thừa tuyên – phủ – huyện – châu – xã.
  3. Tỉnh – phủ – huyện – xã –thôn.
  4. Đạo – phủ - huyện – châu – xã.

Câu 23. “Lấy chữ lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân, khiến cho dân hướng về chữ nhân, chữ nhường, bỏ hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có và đông đúc”. Đây là quan điểm của Lê Thánh Tông về:

  1. Rèn luyện đạo đức cho đội ngũ quan lại.
  2. Tuyển chọn nhân tài.
  3. Giáo huấn đội ngũ quân thường trực.
  4. Ý niệm về trách nhiệm của vương quân.

Câu 24. Cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tổ chức chặt chẽ, vận hành thống nhất từ trung ương đến địa phương. Đó là:

A. Ý nghĩa của cải cách Minh Mạng.

B. Nhiệm vụ của cải cách Minh Mạng.

C. Kết quả của cải cách Minh Mạng.

D. Bài học của cải cách Minh Mạng.

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  1. Nêu bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách Minh Mạng.
  2. Nêu nhận xét về cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng.

Câu 2 (1,0 điểm). Nêu một số bài học có thể vận dụng, kế thừa từ cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

BÀI LÀM:

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi lịch sử 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay