Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 1 kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 1 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 1 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Đề thi tiếng Việt 1 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 1 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 1 đến chủ điểm 4, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
BỐ LÀM THỢ MỘC
Tuấn chăm chú ngắm nghía từng động tác của bố. Cái bào của bố lướt trên mặt tấm ván cứ y như con tàu lướt trên mặt biển, mà đám vỏ bào đùn lên cứ y như sóng biển cuộn trào. Cái con tàu hình khối vuông dài lao vút lên trước, rồi lùi lại sau. Những làn sóng, lúc thì cong vồng, lúc thì loăn xoăn, đợt thì màu vàng, đợt thì màu nâu, màu hồng, ùn lên phía trước mũi tàu…
Gỗ của bố thường chỉ là những cái thùng cũ, những mảnh ván thừa, nhiều khi lấm lem đất cát. Nhưng khi lưỡi bào, lưỡi đục của bố đã gọt hết lượt da ngoài xấu xí đi, thì mặt gỗ nào hiện ra cũng đẹp.
Tuấn rất yêu cái mùi hương gỗ. Tối tối, Tuấn đi ngủ, hương gỗ như còn theo Tuấn vào trong cả giấc mơ.
Theo Ngô Quân Miện
Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài đọc, bố của Tuấn làm nghề gì?
A. Thợ may.
B. Kiến trúc sư.
C. Thợ mộc.
D. Thợ rèn.
Câu 2 (0,5 điểm). Cái bào của bố Tuấn lúc làm việc được so sánh với cái gì?
A. Con tàu lướt trên mặt biển.
B. Sóng biển cuộn trào.
C. Con tàu hình khối vuông.
D. Một thanh đao sắc bén.
Câu 3 (0,5 điểm). Bố Tuấn dùng những vật liệu gì để làm ra các sản phẩm gỗ đẹp?
A. Những khúc gỗ màu vàng.
B. Những cái thùng cũ, những mảnh ván thừa.
C. Những tấm ván màu nâu.
D. Những tấm vải đầy màu sắc.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, hình ảnh “lưỡi bào, lưỡi đục của bố đã gọt hết lượt da ngoài xấu xí đi” có thể gợi liên tưởng đến điều gì?
A. Người thợ mộc chỉ làm đồ từ gỗ mới.
B. Những mảnh gỗ cũ không thể sử dụng lại được.
C. Công việc của người thợ mộc rất đơn giản.
D. Sự khéo léo của bàn tay người thợ mộc có thể biến gỗ cũ thành vật dụng đẹp.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao Tuấn lại yêu thích mùi hương gỗ?
A. Vì đó là mùi hương quen thuộc của nghề thợ mộc.
B. Vì hương gỗ khiến Tuấn cảm thấy dễ chịu và gợi nhớ về bố.
C. Vì Tuấn nghĩ rằng mùi hương này giúp cậu ngủ ngon hơn.
D. Vì Tuấn thích thu thập những mảnh gỗ có mùi thơm.
Câu 6 (0,5 điểm). Thông điệp chính của bài đọc là gì?
A. Mỗi nghề đều có vẻ đẹp riêng, lao động chân chính luôn đáng quý.
B. Nghề thợ mộc là công việc vất vả và không nên làm.
C. Chỉ những người thợ giỏi mới có thể làm ra sản phẩm đẹp.
D. Người thợ mộc cần phải có nhiều công cụ hiện đại mới làm được đồ đẹp.
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Điền vần ay hoặc ây vào chỗ trống:
Những chùm hoa bối rối
Một mùi hương thơm nồng
Đàn chào mào tr___ hội
Rạng ng___ đã sang sông.
Ai cũng bảo ng___ dài
Mà vẫn lo d___ sớm
Chỉ có ông Mặt Trời
Cứ đủng đà đủng đỉnh.
Nguyễn Thanh Toàn
Câu 8 (2,0 điểm)
...........................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: Viết một đoạn trong bài “Bữa cơm gia đình” (SGK TV1, Kết nối tri thức – trang 36) từ “Chị vui lắm” cho đến hết.
...........................................
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được nghề nghiệp của bố Tuấn. - Nhận biết được đặc điểm cái bào của bố Tuấn khi làm việc. - Nhận biết được những vật liệu mà bố Tuấn khi làm việc. | 3 | C1,2,3 | ||
Kết nối | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nối hai cột với nhau sao cho tạo thành câu hoàn chỉnh. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết đoạn văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – câu phát triển – câu kết thúc). - Giới thiệu về gia đình của em. - Nêu được nghề nghiệp, sở thích của từng thành viên. - Nêu được suy nghĩ và cảm nhận của em về gia đình. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |