Đề thi giữa kì 2 Tiếng Việt 1 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 1 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn Tiếng Việt 1 kết nối này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Đề thi tiếng Việt 1 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 1 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 1 đến chủ điểm 4, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
CÂU CHUYỆN VỀ BÀI KIỂM TRA
Một ngày nọ, cô giáo ra bài kiểm tra toán cho lớp. Bài kiểm tra có 10 câu, mỗi câu đúng được 1 điểm. Cô giáo yêu cầu học sinh làm bài trong 30 phút và không được nhìn bài của bạn bên cạnh.
Có một học sinh rất lười biếng, không chịu học bài mà chỉ thích chơi trò chơi điện tử. Khi làm bài kiểm tra, anh ta không biết làm câu nào cả. Anh ta liếc sang bên phải, thấy bạn của mình đang làm bài rất nhanh và chính xác. Anh ta liền quyết định sao chép bài của bạn ấy.
Anh ta sao chép từng câu một, rất cẩn thận để không bị cô giáo phát hiện. Khi sao chép đến câu cuối cùng, anh ta thấy bạn của mình viết: “Em xin lỗi cô, em không biết làm câu này”. Anh ta nghĩ: “Thôi kệ, sao chép luôn cho đủ”. Anh ta viết y chang: “Em xin lỗi cô, em không biết làm câu này”.
Khi cô giáo thu bài và chấm điểm, cô giáo rất ngạc nhiên khi thấy hai bài giống nhau từ đầu đến cuối. Cô giáo gọi hai học sinh lên và hỏi: “Các em có gì giải thích không?”. Học sinh lười biếng liền đáp: “Thưa cô, em không sao chép bài của bạn ấy đâu ạ. Em chỉ làm được 9 câu đầu thôi, còn câu cuối em không biết làm nên em xin lỗi cô”. Cô giáo nghe xong tức giận và phạt anh ta 0 điểm.
Theo Sưu tầm
Câu 1 (0,5 điểm). Cô giáo ra bài kiểm tra môn gì?
A. Môn Văn.
B. Môn Toán.
C. Môn Khoa học.
D. Môn Tiếng Anh.
Câu 2 (0,5 điểm). Bài kiểm tra có bao nhiêu câu hỏi?
A. 5 câu.
B. 8 câu.
C. 10 câu.
D. 15 câu.
Câu 3 (0,5 điểm). Học sinh lười biếng trong câu chuyện đã làm gì khi không biết làm bài?
A. Nhìn bài của bạn và sao chép.
B. Xin cô giáo trợ giúp.
C. Ngồi im chờ hết giờ.
D. Viết bừa đáp án.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao cậu học sinh lười biếng quyết định sao chép bài của bạn?
A. Vì cậu ấy bị mất bài kiểm tra.
B. Vì bạn của cậu ấy bắt buộc cậu ấy sao chép.
C. Vì cô giáo cho phép học sinh trao đổi bài.
D. Vì muốn đạt điểm cao mà không cần học bài.
Câu 5 (0,5 điểm). Vì sao cô giáo phát hiện ra cậu học sinh đã sao chép bài?
A. Vì hai bài kiểm tra giống nhau từng câu chữ.
B. Vì bạn bên cạnh tố giác cậu học sinh gian lận.
C. Vì cô giáo nhìn thấy cậu ấy sao chép.
D. Vì cậu ấy tự nhận lỗi.
...........................................
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Chọn vần thích hợp vào chỗ trống:
a) ao hay au
ngôi s______ | vườn r_____ |
b) an hay ang
xóm l______ | b_____ ghế |
Câu 8 (2,0 điểm)
...........................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: Viết một đoạn trong bài “Ngôi nhà” (SGK TV1, Kết nối tri thức – trang 40) từ “Em yêu tiếng chim” cho đến hết.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu giới thiệu về ngôi trường của em.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – KẾT NỐI TRI THỨC
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 1 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được môn học mà cô giáo cho kiểm tra. - Nhận biết được cấu trúc của bài kiểm tra môn toán. - Nhận biết được những hành động của học sinh lười trong giờ kiểm tra. | 3 | C1,2,3 | ||
Kết nối | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Nối hai cột với nhau sao cho tạo thành câu hoàn chỉnh. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết đoạn văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một đoạn văn (câu mở đầu – câu phát triển – câu kết thúc). - Giới thiệu về ngôi trường của em. - Nêu được đặc điểm của ngôi trường đó. - Nêu được các khu vực trong trường học. - Nêu được không khí trường học và tình cảm của em dành cho ngôi trường. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết đoạn văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |