Đề thi thử CN (Công nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 23
Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Công nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Công nghiệp
ĐỀ SỐ 23 – ĐỀ THI THAM KHẢO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025
MÔN: CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật gồm 3 phần tử chính sau:
A. Đầu vào, tiếp nhận, xử lí.
B. Chấp hành, đầu vào, tiếp nhận
C. Chấp hành, đầu ra, xử lí.
D. Đầu vào, xử lí, đầu ra.
Câu 2. Bộ phận có nhiệm vụ thay đổi mômen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền mômen trong thời gian tùy ý?
A. Li hợp
B. Hộp số
C. Truyền lực các đăng
D. Truyền lực chính, vi sai và bán trục
Câu 3. Ở nước ta, lưới điện của hệ thống điện quốc gia có nhiều cấp điện áp khác nhau. Trong đó, cấp điện áp từ trên trên 220kV thuộc về lưới điện
A. hạ áp.
B. trung áp.
C. cao áp.
D. siêu cao áp.
Câu 4. Phương pháp sản xuất điện năng có các ưu điểm: công suất phát điện lớn; năng lượng tái tạo sạch, không phát thải khí nhà kinh; chi phí vận hành thấp là phương pháp:
A. Nhiệt điện.
B. Thủy điện.
C. Điện mặt trời.
D. Điện hạt nhân.
Câu 5. Thiết bị nào dùng để đóng cắt điện cho các đồ dùng điện công suất nhỏ trong gia đình ?
A. Aptomat.
B. Công tắc.
C. Cầu dao.
D. Ổ cắm.
Câu 6. Trên một cắm điện có ghi các thông số kĩ thuật 250V – 10A. Ý nghĩa của các thông số này là
A. điện áp định mức 10A, dòng điện định mức 250V.
B. công suất định mức 250V, dòng điện định mức 10A.
C. điện áp định mức 220V, công suất định mức 10A.
D. điện áp định mức 250V, dòng điện định mức 10A.
Câu 7. Giảm tổn thất điện trong truyền tải , phân phối và giảm mức tiêu thụ năng lượng điện của các thiết bị và đồ dùng điện mà vẫn đảm bảo đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất và đời sống thuộc về vấn đề
A. tiết kiệm điện.
B. an toàn điện.
C. sử dụng điện.
D. sản xuất điện.
Câu 8. Trong một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện tử, hoạt động nhằm duy trì chế độ làm việc bình thường của thiết bị điện đáp ứng các yêu cầu chất lượng, độ tin cậy và kinh tế. Đây là công việc
A. sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử.
B. thiết kế thiết bị điện tử.
C. lắp đặt thiết bị điện tử.
D. vận hành thiết bị điện tử.
Câu 9. Trong những linh kiện điện tử ở hình bên, cho biết đâu là cuộn cảm?
A. a), b), c).
B. a), c), d).
C. a), e), g).
D. a), b), d).
Câu 10. Tín hiệu tương tự là tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian, có những loại tín hiệu tương tự nào?
A. Tín hiệu xác định và tín hiệu ngẫu nhiên
B. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số
C. Tín hiệu tuần hoàn và không tuần hoàn
D. Tín hiệu rời rạc và tín hiệu liên tục
Câu 11. Loại động cơ trong đó máy công tác là các bánh xe đàn hồi để hoạt động trên đường bộ là?
A. Động cơ ôtô.
B. Động cơ xe chuyên dụng
C. Động cơ tàu thủy
D. Động cơ máy bay
Câu 12. Khối nào của bo mạch lập trình vi điều khiển giúp bo mạch kết nối với thiết bị bên ngoài như máy tính?
A. Khối dao động.
B. Khối truyền thông.
C. Vi điều khiển.
D. Vi xử lí.
Câu 13. Các yếu tố nào sau đây có thể ảnh hưởng đến quá trình thiết kế kỹ thuật?
A. Các yêu cầu về chức năng, tính thẩm mỹ, vật liệu và chi phí
B. Sở thích cá nhân của người thiết kế
C. Chỉ có yếu tố về vật liệu và chi phí sản xuất
D. Các yếu tố môi trường và các yêu cầu về marketing sản phẩm
Câu 14. Quan sát hình ảnh sau và cho biết đây là phương pháp gia công nào?
A. Gia công hàn
B. Gia công rèn
C. Gia công bằng laser
D. Gia công bằng tia nước
Câu 15. Đối với sản phẩm gia công có dạng trục với các bề mặt tròn xoay, phương pháp gia công phù hợp là?
A. Tiện
B. Phay
C. Khoan
D. Hàn
Câu 16. Những kí hiệu hình bên thể hiện các cổng logic
A. OR, NOT, NOR
B. OR, NOR, NOT.
C. OR, AND, NOT.
D. OR, AND, NOR.
Câu 17. Tiết kiệm điện năng cần thực hiện ngay từ giai đoạn nào sau đây ?
A. Giai đoạn thiết kế.
B. Giai đoạn bảo trì.
C. Giai đoạn vận hành.
D. Giai đoạn sử dung.
Câu 18. Khi 2 công tắc 3 cực ở vị trí như sơ đồ nguyên lý của mạch điều khiển đèn dưới đây thì
A. mạch điện hở, bóng đèn sáng.
B. mạch điện kín, bóng đèn sáng.
C. mạch điện hở, bóng đèn tắt.
D. mạch điện kín, bóng đèn tắt.
Câu 19. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Cho mạch so sánh như hình bên. Với đầu ra của mạch có giá trị C = 1 thì mối quan hệ giữa A và B là
A. A = 0; B = 1.
B. A = B.
C. A = 1; B = 0.
D. A ≠ B
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Thí sinh trả lời câu 1 đến 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Một khu phố sử dụng mạng điện hạ áp có sơ đồ như hình vẽ dưới đây. Mạng điện có nguồn điện lấy từ đường dây trung áp 22kV, tủ điện phân phối tổng lấy điện từ đường dây hạ áp 380/220V.
a) Mạng điện cung cấp cho hai khu dân cư và một hệ thống chiếu sáng công cộng.
b) Trạm biến áp sử dụng trong mạng điện này là trạm biến áp giảm áp.
c) Có thể sử dụng máy biến áp có điện áp sơ cấp/thứ cấp là 22/0,4kV, công suất 400kVA để lắp đặt trạm biến áp này.
d) Sử dụng Aptomat 3 pha loại MCCB để lắp dặt trong tử điện phân phối trong khu dân cư để đóng cắt nguồn cấp điện cho tất cả khu dân cư và bảo vệ mạch điện của mạng điện này.
Câu 2. Hình dưới đây là một sơ đồ lắp đặt hệ thống điện gia đình. Từ sơ đồ cho thấy:
a) Hai bóng đèn Đ1 và Đ2 trong sơ đồ mạch điện trên có thể sử dụng đèn LED hoặc đèn sợi đốt để tiết kiệm điện năng.
b) Ap1 và Ap2 trong mạch điện được mắc trên dây pha có nhiệm vụ đóng, cắt và tự động cắt mạch khi có sự cố quá tải, ngắn mạch.
c) Đèn Đ2 chỉ sáng khi bật cùng lúc cả hai công tắc CT1 và CT2.
d) Nếu thay hai công tắc CT1, CT2 bằng một công tắc ba cực thì việc điều khiển hai bóng đèn Đ1, Đ2 vẫn không thay đổi.
Câu 3. Một học sinh đang làm bài thực hành về khuếch đại thuật toán. Học sinh này sử dụng một mạch khuếch đại đảo với điện trở đầu vào Rin = 10kΩ và điện trở phản hồi Rf = 100kΩ. Đưa điện áp Vin = 0,2V vào mạch, đo điện áp đầu ra Vout. Học sinh có đưa ra một số nhận định
a) Công thức tính giá trị điện áp ra Vout = .
b) Mạch khuếch đại đảo là mạch có tín hiệu vào được đưa tới lối vào đảo, lối vào không đảo nối mát.
c. Điện áp đầu ra có giá trị Vout = 2V.
d. Độ lớn của điện áp đầu ra tỷ lệ nghịch với điện áp đầu vào.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................