Đề thi thử CN (Công nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 7
Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Công nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Công nghiệp
ĐỀ SỐ 07 – ĐỀ THI THAM KHẢO
Bài thi: NHÓM CÔNG NGHỆ MỸ THUẬT
Môn thi thành phần: CÔNG NGHỆ - CÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu 1: Một người đang di chuyển khối đá bằng một thanh gỗ như hình bên. Người này đã áp dụng nguyên lí khoa học chủ yếu trong lĩnh vực nào?
A. Toán
B. Vật lí
C. Công nghệ
D. Sinh học
Câu 2: Kĩ thuật là:
A. Hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng
B. Hệ thống tri thức để ứng dụng vào mục đích thực tế trong công nghiệp
C. Các giải pháp để ứng dụng các phát minh khoa học vào lĩnh vực công nghiệp
D. Ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật và công nghệ?
A. Khoa học tạo ra kĩ thuật và kĩ thuật tạo ra công nghệ
B. Khoa học là cơ sở cho kĩ thuật tạo ra công nghệ, công nghệ thúc đẩy khoa học
C. Công nghệ phát triển không phụ thuộc vào khoa học và kĩ thuật
D. Kĩ thuật phát triển không phụ thuộc vào khoa học và công nghệ
Câu 4: Công nghệ nào sau đây thuộc lĩnh vực công nghệ điện - điện tử?
A. Công nghệ luyện kim
B. Công nghệ hàn
C. Công nghệ điều khiển và tự động hóa
D. Công nghệ cơ khí
Câu 5: Cấu trúc của một hệ thống kĩ thuật gồm 3 phần tử chính sau:
A. Đầu vào, tiếp nhận, xử lí
B. Chấp hành, đầu vào, tiếp nhận
C. Chấp hành, đầu ra, xử lí
D. Đầu vào, xử lí, đầu ra
Câu 6: Người làm việc trong lĩnh vực cơ khí cần đáp ứng một số yêu cầu chính nào sau đây?
A. Đọc được bản vẽ xây dựng và thực hiện thi công được công trình nhà ở
B. Thiết kế, vận hành, sử dụng và bảo dưỡng được hệ thống điện
C. Được đào tạo đầy đủ về công nghệ thông tin, điện và điện tử
D. Thực hiện được các việc đọc bản vẽ kĩ thuật, lập quy trình công nghệ chế tạo
Câu 7: Hiện nay, triển vọng và nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ:
A. Phát triển mạnh, đòi hỏi nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn
B. Phát triển chậm và nhu cầu về nguồn nhân lực giảm
C. Nhu cầu nguồn nhân lực về nông nghiệp tăng, về công nghiệp giảm
D. Nhu cầu nguồn nhân lực về công nghiệp và dịch vụ giảm
Câu 8: Công nghệ nào là phù hợp nhất để tạo ra mô hình xương chậu bằng chất dẻo như hình bên?
A. Công nghệ gia công áp lực
B. Công nghệ gia công cắt gọt
C. Công nghệ in 3D
D. Công nghệ luyện kim
Câu 9: Công nghệ năng lượng tái tạo chủ yếu được ứng dụng trong:
A. Sản xuất điện
B. Chế tạo các sản phẩm cơ khí
C. Sản xuất nông nghiệp
D. Y tế và giáo dục
Câu 10: Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin về:
A. Hình dạng, kích thước của vật thể và các kí hiệu
B. Công dụng, kích thước của vật thể và các kí hiệu
C. Hình dạng, tên gọi và công dụng của vật thể
D. Công dụng, tên gọi và đặc điểm của vật thể
Câu 11: Trong sản xuất, bản vẽ kĩ thuật có một số vai trò là:
A. Căn cứ để gia công, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm
B. Căn cứ để mua sắm và vận hành sản phẩm
C. Bản hướng dẫn sử dụng và kiểm tra sản phẩm
D. Bản hướng dẫn sửa chữa, bảo dưỡng sản phẩm
Câu 12: Trên bản vẽ kĩ thuật như hình bên, mô tả về nét vẽ nào sau đây là đúng?
A. Nét A là nét đứt mảnh
B. Nét B là nét liền đậm
C. Nét C nét đứt mảnh
D. Các nét A, B, C đều là nét liền đậm
Câu 13: Nhận định nào sau đây mô tả về mối quan hệ giữa công nghệ với con người và xã hội?
A. Công nghệ giúp xã hội phát triền nhưng làm giảm vai trò của con người
B. Công nghệ giúp xã hội phát triển nhưng ít ảnh hưởng đến con người
C. Công nghệ giúp cho đời sống con người và xã hội tốt hơn
D. Công nghệ giúp nâng cao đời sống con người nhưng ít ảnh hưởng đến xã hội
Câu 14: Nhận định nào sau đây về sản phẩm của một số công nghệ phổ biến là đúng?
A. Sản phẩm của công nghệ hàn là vật liệu cơ khí
B. Sản phẩm của công nghệ luyện kim là kim loại đen hoặc kim loại màu
C. Sản phẩm của công nghệ gia công cắt gọt là máy hoàn chỉnh
D. Sản phẩm của công nghệ điện - quang là chi tiết máy
Câu 15: Để nói về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, mô tả nào sau đây là đúng?
A. Sự ra đời của động cơ hơi nước mở ra quá trình cơ khí hoá cho sản xuất
B. Sự xuất hiện của máy tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông Internet
C. Sự ra đời của máy phát điện và các sản phẩm sử dụng điện
D. Cuộc cách mạng về sản xuất thông minh với sự đột phá của công nghệ số
Câu 16: Đặc trưng của nền sản xuất trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là:
A. Cơ khí hóa sản xuất
B. Sản xuất thông minh
C. Dây chuyền sản xuất
D. Sản xuất tự động hóa
Câu 17: Cần sử dụng công nghệ nào sau đây để biến một phôi thành sản phẩm như hình bên:
A. Công nghệ đúc
C. Công nghệ gia công áp lực
B. Công nghệ gia công cắt gọt
D. Công nghệ hàn
Câu 18: Nét liền đậm trên bản vẽ kĩ thuật được ứng dụng để vẽ:
A. Đường kích thước, đường gióng
B. Đường bao khuất, cạnh khuất
C. Đường bao thấy, cạnh thấy
D. Đường tâm, đường trục
Câu 19: ............................................
............................................
............................................
Câu 24: Để biểu diễn vật thể có cấu tạo bên trong phức tạp như hình dưới đây, có thể sử dụng hình cắt trên các hình chiếu vuông góc. Trong các hình chiếu vuông góc dưới đây, hình nào biểu diễn vật thể bị cắt?
A. Hình a
B. Hình b
C. Hình c
D. Hình d
PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Câu 1: Một nhóm học sinh trao đổi xây dựng báo cáo về một số công nghệ mới, mỗi người đưa ra một ý kiến:
a. Gia công áp lực là một công nghệ mới, dùng ngoại lực làm kim loại dẻo biến dạng
b. Một sản phẩm có hình dạng phức tạp có thể được tạo ra bằng cách bồi đắp các lớp vật liệu chồng lên nhau nhờ công nghệ in 3D
c. Công nghệ mới chỉ có thể phát triển được nhờ thành tựu của công nghệ trí tuệ nhân tạo
d. Công nghệ in 3D chỉ in được vật liệu là chất dẻo nhiệt rắn
Câu 2: Một bạn học sinh muốn mua một chiếc xe đạp như hình bên. Dưới đây là một số ý kiến nhận xét, đánh giá của các bạn học cùng lớp về chiếc xe đạp.
a. Di chuyển dễ dàng nhờ động cơ điện
b. Được làm từ nhiều vật liệu khác nhau
c. Giúp rèn luyện sức khỏe và bảo vệ môi trường
d. Không thể thay đổi được độ căng của xích
Câu 3: Một vật thể đặc, có đáy phẳng được biểu diễn như hình bên.
Dưới đây là những nhận định về vật thể đó:
a. Trên bản vẽ kĩ thuật, nét đường bao của vật thể là nét liền mảnh
b. Kích thước khối của vật thể là: 38 x 50 x 79 (mm)
c. Vật thể được tạo bởi một số khối hình hộp chữ nhật và một khối trụ
d. Có thể đưa vật thể lọt qua ống trụ tròn có đường kính 60 mm
Câu 4: ............................................
............................................
............................................