Đề thi thử CN (Công nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - Đề tham khảo số 30
Bộ đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Công nghiệp) THPTQG năm 2025 sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi cập nhật, đổi mới, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Công nghiệp
ĐỀ SỐ 30 – ĐỀ THI THAM KHẢO
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025
MÔN: CÔNG NGHỆ CÔNG NGHIỆP
Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Công nghệ nối các chi tiết kim loại với nhau bằng cách nung nóng chỗ nối đến trạng thái chảy hoặc dẻo là
A. công nghệ hàn.
B. công nghệ gia công cắt gọt.
C. công nghệ đúc.
D. công nghệ gia công áp lực.
Câu 2. Phần mềm được thiết kế có khả năng tương tác với người dùng thông qua hội thoại bằng ngôn ngữ tự nhiên là sản phẩm thuộc
A. công nghệ trí tuệ nhân tạo.
B. công nghệ năng lượng tái tạo.
C. công nghệ internet vạn vật.
D. công nghệ robot thông minh.
Câu 3. Trong hệ thống cơ khí động lực, bộ phận có vai trò truyền và biến đổi chuyển động là
A. máy công tác.
B. nguồn động lực.
C. hệ thống truyền động.
D. bộ phận điều khiển.
Câu 4. Trong quá trình sản xuất cơ khí, giai đoạn (hoặc bước) sử dụng các phương pháp nhiệt luyện, hoá nhiệt luyện, phun phủ,... lên chi tiết trước khi mang đi lắp ráp chi tiết hoặc đóng gói được gọi là
A. kiểm tra chất lượng sản phẩm.
B. chế tạo phôi.
C. gia công tạo hình sản phẩm.
D. xử lí bề mặt.
Câu 5. Việc đưa điện từ nguồn điện tới nơi tiêu thụ điện thông qua lưới điện là hoạt động trong lĩnh vực kĩ thuật điện để
A. sản xuất điện năng.
B. truyền tải điện năng.
C. phân phối điện năng.
D. sử dụng điện năng.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây mô tả một trong những triển vọng phát triển của kĩ thuật điện trong sản xuất?
A. lưới điện thông minh.
B. vật liệu mới cho kĩ thuật điện.
C. hệ sinh thái nhà máy thông minh.
D. sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo.
Câu 7. Máy phát điện xoay chiều ba pha có cấu tạo gồm
A. cuộn dây và tải ba pha.
B. nguồn điện và tải ba pha.
C. stator và rotor.
D. stator và nam châm.
Câu 8. Trong sản xuất điện năng, nhóm phương pháp tạo ra điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo là
A. nhiệt điện, điện hạt nhân.
B. thủy triều, điện gió, điện mặt trời.
C. thủy điện, điện gió, nhiệt điện.
D. nhiệt điện, điện hạt nhân, thủy điện.
Câu 9. Thiết bị điện như hình bên là
A. Công tắc hai cực.
B. Cầu dao.
C. Ổ cắm điện.
D. Công tắc ba cực.
Câu 10. Thiết bị điện như hình bên là
A. công tắc hai cực.
B. công tắc ba cực.
C. ổ cắm điện.
D. cầu dao điện.
Câu 11. Thiết bị điện trong hình bên có chức năng
A. đo điện năng tiêu thụ của các thiết bị, đồ dùng điện trong gia đình.
B. đóng cắt mạch điện và tự động cắt mạch điện khi có sự cố về điện.
C. đóng cắt mạch điện khi lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng.
D. kết nối nguồn điện với các tải tiêu thụ điện trong gia đình.
Câu 12. Khả năng chịu dòng điện tối đa của tiếp điểm aptomat trong một khoảng thời gian nhất định của aptomat trong hình bên là
A. 25 A.
B. 6000 A.
C. 400 A.
D. 60 A.
Câu 13. Trong thiết kế, xây dựng nhà ở, để tiết kiệm điện nên
A. tăng cường kết cấu dạng đặc kín và làm tường mỏng để tăng nhanh khả năng thoát nhiệt cho nhà.
B. thu nhỏ cửa sổ và sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài trời.
C. tận dụng tối đa nguồn ánh sáng và nguồn gió tự nhiên, sử dụng vật liệu cách nhiệt tốt.
D. tăng cường kết cấu dạng đặc kín, thu nhỏ cửa sổ để hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ ngoài trời.
Câu 14. Để tiết kiệm điện khi sử dụng tủ lạnh cần
A. thực hiện thao tác đóng mở tủ lạnh nhanh, tận dụng tối đa không gian bên trong tủ lạnh để chứa thực phẩm.
B. thực hiện thao tác đóng mở tủ lạnh nhanh, không chứa quá nhiều thực phẩm chiếm hết không gian bên trong tủ lạnh.
C. đóng mở tủ lạnh nhiều lần, tận dụng tối đa không gian bên trong tủ lạnh để chứa thực phẩm.
D. đóng mở tủ lạnh nhiều lần, không chứa quá nhiều thực phẩm chiếm hết không gian bên trong tủ lạnh.
Câu 15. Việc sử dụng các dây chuyền công nghệ hoặc máy và công cụ hỗ trợ để tạo ra thiết bị điện tử từ vật liệu, linh kiện theo bản thiết kế ban đầu và quy trình kiểm soát chất lượng là công việc thuộc lĩnh vực
A. Thiết kế thiết bị điện tử.
B. Sản xuất, chế tạo thiết bị điện tử.
C. Lắp ráp thiết bị điện tử.
D. Vận hành thiết bị điện tử.
Câu 16. Trong lĩnh vực kĩ thuật điện tử, công việc lắp đặt các thiết bị điện tử được thực hiện bởi
A. kĩ sư chế tạo máy.
B. kĩ sư cơ khí.
C. kĩ sư kĩ thuật điện tử.
D. kĩ sư xây dựng.
Câu 17. Đại lượng đặc trưng khả năng tích luỹ năng lượng từ trường khi có dòng điện chạy qua nó là
A. trị số điện cảm.
B. trị số điện dung.
C. cảm kháng.
D. dung kháng.
Câu 18. Gọi L là độ tự cảm của cuộn dây, f là tần số dòng điện, ω là tần số góc của dòng điện và XL là cảm kháng của cuộn dây. Khi có điện áp đặt vào hai đầu cuộn cảm thì cảm kháng của cuộn dây được tính bằng công thức
A. .
B. .
C. .
D. .
Câu 19. ............................................
............................................
............................................
Câu 24. Cổng logic có một đầu vào và cho trạng thái logic ở đầu ra đảo ngược với trạng thái logic của đầu vào là cổng
A. AN.
B. OR.
C. NOT.
D. XOR.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI
Thí sinh trả lời câu 1 đến 4. Trong mỗi ý a, b, c, d ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Khi tìm hiểu về “sản phẩm vòng bi” ở hình bên, một bạn đã có những nhận định sau:
a) Vòng bi được tạo bởi 5 chi tiết.
b) Vòng bi là sản phẩm của ngành cơ khí chế tạo.
c) Trong quá trình hoạt động, viên bi không chạm vào nhau nhờ chi tiết 2 và 4.
d) Các viên bi được chế tạo bằng đồng.
Câu 2. Một gia đình chuẩn bị lắp bổ sung mạch điện chiếu sáng cho phòng ngủ. Mạch điện được các thợ lắp đặt tư vấn là mạch hai đèn sáng luân phiên như hình dưới đây. Chủ nhà đã xem sơ đồ mạch điện và trao đổi một số ý kiến như sau.
a) Công tắc CT2 điều khiển luân phiên đèn Đ1 và Đ2.
b) Để phù hợp và linh hoạt hơn với điều kiện phòng ngủ nên chọn công suất phát sáng của 2 đèn khác nhau.
c) Vì là mắc song song nên điện áp đặt vào đèn Đ1 và đèn Đ2 là như nhau và cường độ dòng điện chung của mạch bằng tổng cường độ dòng điện đi qua hai đèn này.
d) Nếu bổ sung thêm ổ cắm điện cho mạch có thể đặt vị trí ổ cắm vào giữa cầu chì và công tắc CT1 để đảm bảo cầu chì vẫn bảo vệ an toàn cho cả mạng điện.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................
Câu 4. Một học sinh lên ý tưởng thiết kế mạch điện điều khiển đèn điện như hình bên dưới. Ở chế độ tự động, người dùng cần nhấn nút nhấn A (logic 1). Lối vào thứ 2 của mạch logic điều khiển lấy từ cảm biến ánh sáng. Tín hiệu ở lối ra được gửi tới mạch điện đóng cắt; khi f(A,B) =1, đèn sáng; f(A,B) =0, đèn tắt.
Bạn học sinh đưa ra một số nhận định khi thiết kế mạch logic điều khiển này như sau:
a) Nút nhấn A có tác dụng chuyển chế độ điều khiển đèn tự động.
b) f(A,B) =1 khi cả hai lối vào mạch logic điều khiển đều bằng 1.
c) Hàm logic là: f(A,B) = (1) = .B.
d) Sơ đồ mạch điện logic điều khiển như hình bên dưới.