Đề thi thử CN (Công nghiệp) tốt nghiệp THPTQG 2025 - THPT Văn Hiến (Đồng Nai)
Đề thi thử tham khảo môn Công nghệ (định hướng Công nghiệp) THPTQG năm 2025 của THPT Văn Hiến (Đồng Nai) sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập mới cho học sinh để chuẩn bị tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Mời thầy cô và các em tham khảo.
Xem: => Bộ đề luyện thi tốt nghiệp THPTQG môn Công nghệ - Định hướng Công nghiệp
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT VĂN HIẾN -------------------- ĐỀ THAM KHẢO 2 (Đề thi có trang) | KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 Môn: Công nghệ - Công nghiệp Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) | |||
Họ và tên: .............................................................. | Số báo danh: ........ |
PHẦN I. (6 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Công nghệ phù hợp nhất để tạo ra nắp máy như hình bên là
A. công nghệ hàn.
B. công nghệ gia công áp lực.
C. công nghệ gia công cắt gọt.
D. công nghệ đúc.
Câu 2. Hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh của vật thể trong hình theo phương pháp chiếu góc thứ nhất lần lượt là
A. hình 1, hình 3, hình 6.
B. hình 2, hình 3, hình 5.
C. hình 2, hình 4, hình 6.
D. hình 1, hình 3, hình 6.
Câu 3. Phân loại theo chu trình công tác, động cơ đốt trong gồm:
A. động cơ chữ V, động cơ thẳng hàng.
B. động cơ xăng, động cơ diesel.
C. động cơ chữ V, động cơ hình sao.
D. động cơ 4 kì, động cơ 2 kì.
Câu 4. Nhãn hiệu xe máy ở hình bên ghi 110 có nghĩa nào sau đây?
A. Thể tích toàn phần 110 cm³.
C. Thể tích công tác 110 cm³.
B. Thể tích xe máy 110 cm³.
D. Khối lượng xe máy 110 kg.
Câu 5. Công nghệ chế tạo sản phẩm bằng phương pháp nấu kim loại thành dạng lỏng, sau đó rót vào khuôn là
A. công nghệ luyện kim.
B. công nghệ gia công cắt gọt.
C. công nghệ đúc.
D. công nghệ hàn.
Câu 6. Khi đánh giá công nghệ, tiêu chí xác định mức độ ảnh hưởng của công nghệ mới đến môi trường sống là tiêu chí
A. kinh tế.
B. hiệu quả.
C. môi trường.
D. độ tin cậy.
Câu 7. Trong lĩnh vực kĩ thuật điện, những hoạt động nào dưới đây thuộc công việc vận hành điện?
A. Phân tích, lựa chọn vật liệu, thiết bị điện cho các hệ thống điện.
B. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các thành phần của hệ thống điện.
C. Duy trì điều kiện hoạt động của hệ thống điện bằng các thiết bị điều khiển.
D. Đi đường ống điện, thông ống, kéo dây và kiểm tra thông mạch của đường dây.
Câu 8. Để giúp tạo ra các thiết bị điện có hiệu suất cao hơn, tiết kiệm năng lượng hơn và thân thiện với môi trường, cần phát triển
A. lưới điện thông minh.
B. vật liệu mới cho kĩ thuật điện.
C. hệ sinh thái nhà máy thông minh.
D. sản xuất điện năng từ nguồn năng lượng tái tạo.
Câu 9. Hình bên dưới mô tả cách nối nguồn và nối tải ba pha theo kiểu
A. nguồn nối hình sao có dây trung tính, tải nối hình sao có dây trung tính.
B. nguồn nối hình tam giác, tải nối hình tam giác.
C. nguồn nối hình sao có dây trung tính, tải nối hình sao không có dây trung tính.
D. nguồn nối hình tam giác, tải nối hình sao có dây trung tính
Câu 10. Trong động cơ đốt trong, dầu bôi trơn phải thay định kì vì
A. không gây tốn xăng.
B. tăng tốc độ động cơ xe máy.
C. giảm muộn than trong buồng đốt.
D. dầu bôi trơn bị bẩn, độ nhớt giảm.
Câu 11. Trong hệ thống điện quốc gia, lưới điện phân phối thực hiện nhiệm vụ truyền tải điện năng từ trạm điện phân phối chính đến tải tiêu thụ có điện áp
A. từ 35 kV trở xuống.
B. từ 110 kV trở lên.
C. từ 110 kV trở xuống.
D. từ 35 kV trở lên.
Câu 12. Một trong những nhược điểm của nhà máy thuỷ điện là
A. công suất phát của nhà máy thuỷ điện phụ thuộc vào lưu lượng nước tích trữ trong hồ chứa.
B. tốc độ quay của turbine.
C. chi phí vận hành thấp.
D. công suất phát của nhà máy thuỷ điện phụ thuộc vào hơi nước trong các đường ống dẫn.
Câu 13. Trong các phương pháp sản xuất điện năng, phương pháp tạo ra chất thải có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và con người là
A. thuỷ điện.
B. điện mặt trời.
C. điện hạt nhân.
D. nhiệt điện.
Câu 14. Mạch điện xoay chiều ba pha ba dây gồm một tải ba pha đối xứng với ba điện trở 10 Ω nối hình tam giác đấu vào nguồn điện ba pha có điện áp dây bằng 380 V. Dòng điện pha và dòng điện dây có giá trị là
A. Ip = 38 A; Id = 22 A.
B. Ip = 38 A; Id = 65,8A.
C. Ip = 65,8 A; Id = 38 A.
D. Ip = 38 A; Id = 38 A.
Câu 15. Trạng thái của xupap và piston ở kì Nổ (cháy – giãn nở) là
A. Xupap nạp mở, xupap thải đóng, piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên.
B. Xupap nạp đóng, xupap thải đóng, piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới.
C. Xupap nạp mở, xupap thải đóng, piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới
D. Xupap nạp đóng, xupap thải đóng, piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên.
Câu 16. ............................................
............................................
............................................
Câu 22. Kí hiệu trong hình bên thể hiện thiết bị điện nào trên sơ đồ hệ thống điện?
A. Cầu dao.
B. Cầu chì.
C. Ổ cắm điện.
D. Công tắc điện.
Câu 23. Sơ đồ trong hình bên thể hiện cấu trúc chung của hệ thống điện
A. quốc gia.
B. sản xuất quy mô nhỏ.
C. tại khu công nghiệp.
D. trong gia đình.
Câu 24. Chức năng của công tơ điện
A. Dùng để do điện năng tiêu thụ của các thiết bị và đồ dùng điện trong gia đình.
B. Đóng, cắt mạch điện.
C. Tự động cắt mạch khi có sự cố quá tải, ngắn mạch.
D. Đóng, cắt mạch điện cho một số tải điện công suất vừa và nhỏ trong gia đình.
PHẦN II. (4 điểm) Thí sinh trả lời câu 1 đến 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai
Câu 1. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt?
a) Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt là mạng điện ba pha bốn dây có điện áp 380/110V cung cấp điện cho một khu dân cư hay các tòa nhà chung cư cao tầng.
b) Mạng điện hạ áp dùng trong sinh hoạt thông thường được cấp bằng một máy biến áp từ lưới điện phân phối 500kV hoặc 220kV
c) Tải điện sinh hoạt thường phân bố rải rác, có những tải điện ở xa máy biến áp, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo
d) Tải điện sinh hoạt thường được chia làm hai loại: tải điện sinh hoạt cộng đồng và tải điện sinh hoạt gia đình.
Câu 2. Hình dưới đây là một sơ đồ lắp đặt hệ thống điện gia đình. Từ sơ đồ một bạn có những nhận định sau
a) Aptomat tổng là loại aptomat 2 cực, được đặt trước aptomat nhánh.
b) Hai đèn Đ1 và Đ2 được mắc nối tiếp với nhau và song song với ổ cắm điện.
c) Đèn Đ2 chỉ sáng khi bật cùng lúc cả công tắc CT1 và CT2.
d) Hai aptomat Ap1 và Ap2 là aptomat nhánh, loại một cực, làm việc độc lập với nhau.
Câu 3. Một học sinh thiết kế hệ thống đèn điện cảm ứng ánh sáng ứng dụng bo mạch lập trình Arduino UNO, kết quả thiết kế ban đầu được mô tả như hình bên dưới. Bạn học sinh có đưa ra một số nhận định sau
a) Điện trở quang (LDR) có đặc điểm: cường độ ánh sáng kích thích càng lớn, khả năng dẫn điện càng tốt.
b) Điện áp Vr, có xu hướng tăng khi cường độ ánh sáng kích thích tới nó tăng lên.
c) Để đo điện áp Vr ,có thể nối đầu ra Vr tới chân 12 tín hiệu số của vi điều khiển.
d) Nếu cường độ sáng yếu, vi điều khiển đo được điện áp Vr = 2,5 V; cường độ ánh sáng mạnh Vr = 1,5 V thì cần đặt một ngưỡng điện áp trong khoảng 1,5 – 2,5 V để quyết định việc bật – tắt đèn.
Câu 4. ............................................
............................................
............................................