Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 7
Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn KHTN 7 dùng cho 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời , Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm: tóm tắt câu hỏi lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện năng cao, ôn thi HSG đạt kết quả cao. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Phần trình bày nội dung giáo án
CHỦ ĐỀ 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
I. CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
- 1. Khái quát cảm ứng ở sinh vật
- Khái niệm: Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
- Đặc điểm: Cảm ứng có thể biểu hiện khác nhau ở từng loài, từng cá thể.
Cảm ứng ở thực vật | Cảm ứng ở động vật |
Đều là phản ứng của cơ thể sinh vật đối với các kích thích đến từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển. | |
Khó nhận thấy, diễn ra chậm | Dễ nhận thấy, diễn ra với tốc độ nhanh, |
Ví dụ: Ngọn cây vươn về phía có ánh sáng | Ví dụ: Chim xù lông khi trời lạnh
|
- Vai trò: Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.
- 2. Cảm ứng ở thực vật
- Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa,…
- Tính hướng sáng
- Vai trò: Thân cây có tính hướng sáng dương hướng về nguồn sáng để cây quang hợp tốt hơn.
- Cơ chế: Hướng sáng do sự phân bố auxin không đều ở thân. Lượng auxin phân bố ở phía tối của thân, làm cho tế bào ở vùng tối phân chia mạnh hơn và kéo dài. Do vậy, ngọn cây mọc cong về phía có ánh sáng.
Ngọn cây có tính hướng sáng
- Tính hướng nước
- Vai trò: Rễ cây hướng về phía nguồn nước để hút nước.
- Cơ chế: nguồn nước đã kích thích quá trình sinh sản của chóp rễ, làm tế bào chóp rễ phân chia nhanh và mọc theo hướng có độ ẩm cao.
Rễ cây có tính hướng nước
- c) Tính hướng tiếp xúc
- Vai trò: Tua cuốn hướng về phía giá thể, giúp các loại cây thân mềm có thể đứng vững vươn lên nhận ánh sáng.
- Cơ chế: Các tua cuốn tạo thành vòng đều đặn, di chuyển xung quanh một trục cố định (thường là cành cây hay sợi dây) do sự chuyển đỉnh, chóp xung quanh điểm tựa dưới sự chi phối của chất kích thích giberelin.
Tua quấn của cây thân leo có tính hướng tiếp xúc
- Tính hướng đất
- Vai trò: giúp cây đứng vững và hút nước cùng các chất khoáng có trong đất.
- Cơ chế:
+ Rễ hướng đất dương: Dưới tác động của trọng lực và lượng auxin ở rễ nhiều hơn ở mặt trên, tế bào phân chia kéo dài và lớn nhanh hơn.
+ Chồi hướng đất âm: Ngược lại, phân bố auxin phân bố mặt dưới của thân, tại đây tế bào phân chia nhanh, lớn lên và kéo dài ra. Nhờ vật, thân uốn cong lên trên.
Rễ cây hướng đất dương và chồi cây hướng đất âm
- Hướng hóa
- Vai trò: Rễ cây hướng về phía nguồn phân bón (hướng hóa dương) để dinh dưỡng và tránh xa các nguồn hóa chất độc hại (hướng hóa âm).
Đào rãnh bón phân cho cây bưởi
- Ứng dụng cảm ứng ở thực vật trong thực tiễn
- Ứng dụng tính hướng sáng.
- Ứng dụng tạo hình cây bon sai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng,…
- Cây ưa sáng mạnh cần trồng ở nơi quang đãng, mật độ thưa; cây ưa bóng cần trồng dưới tán những cây khác.
- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc.
- Cần làm giàn khi trồng một số loài cây thân leo như cây thiên lí, cây dưa chuột,…
Tính hướng tiếp xúc ở cây dưa chuột
- Ứng dụng tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ
- Cần vun gốc cho một số loại cây thu hoạch củ (ví dụ cây khoai tây).
Vun gốc cho cây khoai tây để có nhiều củ hơn
- Ứng dụng tính hướng hóa
- Ứng dụng tính hướng hóa của cây để có hình thức bón phân phù hợp: Một số loài cây cần bón phân sát mặt đất (như cây ngô, cây dừa), một số loài cây khác khi bón phân cần đào hố dưới đất (như cây cam, cây bưởi).
Đào rãnh bón phân cho cây bưởi
- Để vừa tránh rễ cây làm hại các công trình vừa giữ được cây, cần bón phân cho cây ở phía đối diện các công trình đó.
→ Kết luận: Dựa vào khả năng cảm ứng thực vật, người ta tác động làm thay đổi môi trường sống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
II. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.
- Khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật.
- a) Khái niệm
- Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường.
- Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim thể hiện qua chuỗi các phản ứng như tìm vị trí làm tổ, tha vật liệu làm tổ (lá cây. cành cây,...), kết tổ.
- b) Vai trò
- Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống; đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.
- Phân loại tập tính ở động vật.
- Tập tính của động vật rất đa dạng và phức tạp như tập tính kiếm ăn, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, trốn tránh kẻ thù, sống bầy đàn,…
- Gồm 2 loại:
+ Tập tính bẩm sinh.
+ Tập tính học được.
Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được |
- Là tập tính sinh ra đã có. | - Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể. |
- Được di truyền từ bố mẹ. | - Được hình thành thông qua học tập và rút kinh nghiệm. |
- Đặc trưng cho từng loài. | - Đặc trưng cho từng cá thể. |
- Ví dụ: Nhện giăng tơ, thú con bú sữa mẹ | - Ví dụ: Động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt, khỉ dùng đá đập hạt cứng để ăn,.. |
- Ứng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn
Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.
- Dạy chó đi săn hoặc phát hiện kẻ gian, dùng đèn bẫy côn trùng, huấn luyện bò về chuồng khi nghe tiếng chuông,…
Huấn luyện chó nhiệm vụ
- Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt.
Vệ sinh nhà cửa hàng ngày
Ăn uống đúng giờ
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1. Em hãy dự đoán hướng phát triển của cây trong các hường hợp sau a) Cây nhỏ được trồng hoàn toàn trong bóng tối. b) Trồng một cây nhỏ trong hộp có khoét một lỗ trên đỉnh hộp. c) Trồng một cây nhỏ trong hộp có khoét một lỗ ở mặt bên của hộp. Trả lời: a) Cây mọc vống lên thẳng đứng và lá thường có màu vàng úa do diệp lục bị huỷ hoại trong bóng tối, tình trạng này kéo dài cây sẽ chết. b) Cây mọc thẳng hướng đến lỗ trên đỉnh hộp. c) Cây mọc nghiêng về lỗ trên mặt bên của hộp. |
Câu 2: a) Quan sát hình và nhận xét về hiện tượng thân của hai cây trong hình. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau? b) Nêu các đặc điểm của hiện tượng cảm ứng ở thực vật dựa vào hình em quan sát được.
….……….…..(1)…………..… ………….……(2)………………
….…..……(3)………………….. ………………(4)………………. Trả lời: a) Hai cây đậu đang hướng về phía nguồn sáng. Nguồn sáng của cây thứ nhất ở phía trên nên cây mọc thẳng, cây đậu thứ hai có nguồn sáng ở bên cạnh nên cây cong về phía nguồn sáng. b) (1) Ngọn cây phát triển về với có nguồn sáng (2) Rễ cây hướng về nơi có nguồn nước (3) Rễ cây hướng đất dương và chồi cây hướng đất âm. (4) Tua quấn của cây thân leo cuốn vào thân cây gỗ ở gần nó. |
-----------Còn tiếp ---------------
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG
- Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm
PHÍ GIÁO ÁN
- 350k/môn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan