Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
































Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 34: VẬN DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀO THỰC TIỄN
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Vận dụng được các kiến thức về cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (học tập, chăn nuôi, trồng trọt).
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
- Năng lực riêng:
- Hình thành các tập tính tốt cho vật nuôi như ăn đúng giờ, đi vệ sinh đúng chỗ,…đáp ứng yêu cầu thực tiễn của con người
- Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở thực vật vào trồng trọt nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT.
- Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
Đối với học sinh
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, quan sát hình ảnh, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,…người trồng thường phải làm giàn cho cây?
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,…người trồng thường phải làm giàn cho cây vì: các loại cây này thuộc dạng thân leo, việc làm giàn chắc chắn sẽ giúp cho bộ rễ các loại cây này cố định, nhánh bám vững, cây vươn dài hơn và từ đó cho hoa kết trải.
- GV dẫn dắt vào bài học: Nhiều loài cây xanh không có mắt nhưng chúng có thể nhận ra và bám vào giá thể, không có giác quan chúng vẫn nhận nhận ra được ánh áng sáng và bóng tối. Nhiều động vật có hành vi kiếm mồi và tự vệ vô cùng linh hoạt. Thậm chí, chúng còn có thể dự đoán những thay đổi từ môi trường và có phản ứng đề phòng hay thích ứng từ rất sớm,…Con người đã ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào cuộc sống như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được một số ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật trong trồng trọt.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức hoạt động:
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 2 NGUYÊN TỬ
I. QUAN NIỆM BAN ĐẦU VỀ NGUYÊN TỬ
- Sự tồn tại của một loại hạt vô cùng nhỏ tạo nên?
- Có các đơn vị chất tối thiểu để các chất tác dụng vừa đủ với nhau theo các lượng xác định không?
II. MÔ HÌNH NGUYÊN TỬ CỦA RƠ-DƠ-PHO – BO
- Nguyên tử gồm những hạt nào?
- Lớp electron trong cùng chứa?
- Rơ-dơ-pho đã tìm ra hạt proton mang điện tích dương và Chat-uých (J.Chadwick) đã tìm ra hạt neutron không mang điện bằng cách nào?
- Rơ-dơ-pho (E.Rutherford) (1871 – 1937), nhà vật lí người Niu-di-lân (New ZeaLand) đã đề xuất mô hình nguyên tử như thế nào?
III. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
- Phần khu vực trung tâm trong nguyên tử, nơi chứa các hạt proton và neutron được gọi là?
- Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là?
- Trong nguyên tử, hạt nào không mang điện?
IV. KHỐI LƯỢNG NGUYÊN TỬ
- Khối lượng nguyên tử được tính như thế nào?
- Nguyên tử aluminium có 13 proton và 14 neutron. Khối lượng gần đúng của nguyên tử aluminium là?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
BÀI 3: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 câu)
Câu 1: Số hiệu nguyên tử là
A. Tổng số hạt trong nguyên tử.
B. Số neuton trong hạt nhân nguyên tử.
C. Số proton trong hạt nhân nguyên tử.
D. Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 2: Chọn đáp án đúng
A. Số hiệu nguyên tử là số neutron trong hạt nhân.
B. Nhiều nguyên tố hóa học có thể có cùng một số hiệu nguyên tử.
C. Mỗi nguyên tố hóa học chỉ có duy nhất một số hiệu nguyên tử.
D. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố luôn có số neutron bằng nhau.
Câu 3: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học có cùng
A. Số proton.
B. Số neutron.
C. Tổng số hạt trong nguyên tử.
D. Tổng số hạt trong hạt nhân nguyên tử.
Câu 4: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học
A. 20.
B. 1 000 000.
C. 94.
D. 118.
Câu 5: Carbon và oxygen là các
A. Nguyên tố hóa học.
B. Hợp chất.
C. Hỗn hợp.
D. Nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 6: Chọn đáp án sai
A. Tên gọi của các nguyên tố hóa học được đặt theo các cách khác nhau.
B. Một số nguyên tố hóa học mới dược tìm thấy gần đây như thiếc (tin), chì (lead), bohrium,…
C. Ngày nay, tên gọi của các nguyên tố được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới theo IUPAC.
D. Một số nguyên tố hóa học đã được biết đến từ thời cổ xưa như vàng (gold), bạc (silver), sắt (iron),…
Câu 7: Kí hiệu của nguyên tố hydrogen là
A. Hn.
B. Hy.
C. H.
D. D.
Câu 8: Kí hiệu của nguyên tố oxygen là
A. Ox.
B. O.
C. On.
D. X.
Câu 9: Nguyên tử Helium có khối lượng là
A. 1 amu.
B. 2 amu.
C. 3 amu.
D. 4 amu.
Câu 10: Nguyên tử Lithium có khối lượng là
A. 6 amu.
B. 7 amu.
C. 8 amu.
D. 9 amu.
Câu 11: Chọn đáp án đúng
A. Nguyên tử của nguyên tố hydrogen luôn có 2 proton.
B. Nguyên tử của nguyên tố hydrogen có thể không có neutron.
C. Nguyên tử của nguyên tố hydrogen luôn không có neutron.
D. Nguyên tố hydrogen có khối lượng nguyên tử là 2.
Câu 12: Chọn đáp án sai
A. Mỗi nguyên tố hóa học có một kí hiệu riêng.
B. Các chữ cái trong kí hiệu hóa học đều được viết hoa.
C. Ki hiệu hóa học được quy định dùng thống nhất trên toàn thế giới.
D. Ki hiệu hóa học gồm một hoặc hai chữ cái có trong tên gọi của nguyên tố.
Câu 13: Nguyên tố hóa học không có trong cơ thể người
A. Chì.
B. Sắt.
C. Oxygen.
D. Hydrogen.
Câu 14: Tên Latin của nguyên tố hóa học có kí hiệu hóa học Na là
A. Sodium.
B. Natrium.
C. Natri.
D. Solnium.
Câu 15: Đâu không phải nguyên tố hóa học chính trong cơ thể người
A. Sắt.
B. Nitrogen.
C. Oxygen.
D. Hydrogen.
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …… (Theo chương trình dạy song song)
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bán trắc nghiệm |
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương ứng với từ cực nào?
A. Cả hai đầu A và B đều là cực Bắc.
B. Cả hai đầu A và B đều là cực Nam.
C. Đầu A là cực Nam và đầu B là cực Bắc.
D. Đầu A là cực Bắc và đầu B là cực Nam.
Câu 2: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?
A. Ở phần giữa của thanh.
B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.
D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
Câu 3: Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì
A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi.
B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi.
C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi.
D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi.
Câu 4: Ta có thể tăng từ trường của nam châm điện bằng cách nào?
A. Tăng độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
B. Giảm độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
C. Tăng độ lớn của dòng điện và giảm số vòng dây.
D. Giảm độ lớn của dòng điện và tăng số vòng dây.
Câu 5: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là
A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.
B. làm cho cây lớn lên và to ra.
C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.
D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.
Câu 6: Mô phân sinh bên có vai trò
A. làm tăng chiều dài của lá.
B. làm tăng chiều dài của lóng.
C. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều ngang.
D. giúp thân, cành và rễ tăng lên về chiều dài.
Câu 7: Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật?
A. Sự tăng kích thước của cành.
B. Hạt nảy mầm.
C. Cây mầm ra lá.
D. Cây ra hoa.
Câu 8: Phát biểu nào đúng khi nói về loại mô phân sinh ở thân của thực vật?
A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
D. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
Câu 9: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của ếch diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Trứng đã thụ tinh → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
B. Ấu trùng → Trứng đã thụ tinh → Ếch trưởng thành.
C. Ếch đã trưởng thành → Nhộng → Ấu trùng → Trứng nở.
D. Trứng nở → Nhộng → Ấu trùng → Ếch trưởng thành.
Câu 10: Nhiệt độ môi trường cực thuận đối với sinh vật là
A. mức nhiệt cao nhất và sinh vật có thể chịu đựng.
B. mức nhiệt thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
C. mức nhiệt thấp nhất mà sinh vật có thể chịu đựng.
D. mức nhiệt ngoài khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển.
Câu 11: Ở thực vật, nếu thiếu các nguyên tố khoáng, đặc biệt là nitrogen thì
A. quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế, thậm chí có thể bị chết.
B. quá trình sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
C. quá trình hô hấp tế bào bị ức chế, cây thấp lùn.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển đều diễn ra mạnh mẽ.
Câu 12: Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ vị thành niên nên bổ sung nước theo tỉ lệ 40 mL/kg cân nặng. Dựa vào khuyến nghị trên, em hãy tính lượng nước mà một học sinh lớp 8 có cân nặng 50 kg cần uống trong một ngày.
A. 2 000 mL.
B. 1 500 mL.
C. 1000 mL.
D. 3 000 mL.
Câu 13: Các chất kích thích nhân tạo được sử dụng để
A. kích thích cây tăng cường hô hấp.
B. kích thích cây ra rễ, ra hoa, thúc hạt và củ nảy mầm.
C. duy trì hình dáng của cây.
D. thúc đẩy quá trình quang hợp và thoát hơi nước của cây.
Câu 14: Đối với sự sinh trưởng và phát triển, tập tính phơi nắng của nhiều loài động vật
A. không có tác dụng vì ánh sáng không ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật.
B. giúp động vật hấp thu thêm nhiệt và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể.
C. giúp động vật hấp thu thêm ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho sinh trưởng và phát triển.
D. giúp động vật loại bỏ các vi khuẩn ngoài da, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về ứng dụng của sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn?
A. Biện pháp chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính giúp cung cấp ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây.
B. Có thể sử dụng các chất kích thích nhân tạo thích hợp để kích thích tăng chiều cao cây.
C. Có thể sử dụng các chất kích thích sinh trưởng trộn lẫn vào thức ăn giúp vật nuôi lớn nhanh.
D. Khuyến khích sử dụng các chất kích thích sinh trưởng nhân tạo cho cây trồng nhưng cần hạn chế sử dụng cho vật nuôi.
Câu 16: Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất vì
A. ấu trùng muỗi có kích thước to, dễ nhìn thấy nên dễ tác động nhất.
B. ấu trùng muỗi yếu ớt, sống phụ thuộc vào nước nên dễ tác động nhất.
C. ấu trùng muỗi tiếp xúc trực tiếp với con người nên dễ tác động nhất.
D. ấu trùng muỗi không sinh được độc tố nên dễ tác động nhất.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu phương án đơn giản để xác định các cực một thanh nam châm cũ đã bị bong hết sơn và kí hiệu.
Câu 2 (2 điểm): Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ với nhau như thế nào?
--------------- Còn tiếp ---------------

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Khoa học tự nhiên 7 kết nối, soạn khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức