Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Khoa học tự nhiên 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 3: PHÂN TỬ
BÀI 4. PHÂN TỬ, ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Học xong bài này, HS có thể:
- Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất.
- Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất.
- Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu.
- Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
+ Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực khoa học tự nhiên:
+ Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm phân tử và cách tính khối lượng phân tử; nêu được khái niệm đơn chất; hợp chất.
+ Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hợp chất, đơn chất và phân tử trong tự nhiên (dây đồng, than chì, muốn ăn, đường,…)
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đưa ra một số ví dụ về phân tử, đơn chất, hợp chất có trong đời sống.
- Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Lọ cắm một số loại hoa có mùi thơm và không có mùi hoặc video, tranh ảnh về một số loại hoa, quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Gợi nhớ các hiện tượng tự nhiên thường gặp, tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS tìm hiểu vấn đề mới.
- Nội dung: GV cho HS thi kể tên các loài hoa, quả có mùi thơm.
- Sản phẩm học tập: HS nêu tên được các loại hoa, quả có mùi thơm đã biết.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức chia lớp thành 4 đội chơi thi kể tên các loại hoa, quả có mùi thơm. Lần lượt từng đội sẽ nêu tên một loại hoa, quả cho đến khi tìm ra đội chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe luật thi và hoạt động nhóm để tham gia.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện các nhóm HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Chúng ta cảm nhận được mùi thơm là do các hạt rất nhỏ trong hoa, quả tách ra, lan toả vào không khí và tác động đến khứu giác. Những hạt đó gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về điều đó. Chúng ta cùng vào Bài 4. Phân tử, đơn chất, hợp chất.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu về phân tử
- Mục tiêu:
- Nêu được các chất được tạo thành từ các phân tử, khái niệm phân tử.
- Nêu được khái niệm khối lượng phân tử, tính được khối lượng phân tử của chất theo đơn vị amu.
- Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời CH1, 2; LT1, 2; VD1 trang 29 SGK; LT2 trang 30 SGK; phiếu học tập số 1, 2.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho CH1, 2; LT1, 2; VD1 trang 29 SGK; LT2 trang 30 SGK; phiếu học tập số 1, 2 và yêu cầu của GV
- Tổ chức thực hiện :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu khái niệm phân tử - GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, yêu cầu HS đọc câu hỏi trong phiếu bài tập số 1 sau đó quan sát để trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS trả lời CH1 trang 29 SGK. Giải thích một số hiện tượng sau: a. Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm. b. Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô.
- GV nêu câu hỏi: Các phân tử của một chất có giống nhau về hình dạng và kích thước không? - GV yêu cầu HS trả lời CH2 trang 29 SGK, làm LT1, VD1 trang 29 SGK. 2. Khi nói về nước, có hai ý kiến như sau: (1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau. (2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau. Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao?
1. Phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau. (2) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau. (3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
1. Một số nhiên liệu như xăng, dầu,… dễ tách ra các phân tử và lan toả trong không khí. Theo em, cần bảo quản các nhiên liệu trên như thế nào để bảo đảm an toàn?
2. Tìm hiểu khái niệm khối lượng phân tử. - GV hướng dẫn HS cách tính khối lượng phân tử nước: 1. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử ). 2. Khối lượng phân tử nước: Mnước = 2 1 + 1 16 = 18 (amu). - GV yêu cầu HS thực hiện LT2 trang 30 SGK, làm phiếu học tập số 2: 2. Dựa vào hình 4.3, tính khối lượng phân tử của fluorine và methane.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin, quan sát video thí nghiệm, hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới. | I. Phân tử 1. Khái niệm phân tử. - Đáp án phiếu bài tập số 1: 1. Hiện tượng: - Trước khi ngâm bình: iodine màu tím đen, bình không màu. - Sau khi ngâm bình thấy được: không còn hạt iodine, có màu tìm trong bình. 2. Giải thích: Iodine đã tách ra thành các hạt vô cùng nhỏ màu tím lan toả khắp bình, vì vậy không nhìn thấy iodine ở đáy bình. 3. Hiện tượng: - Trước khi khuấy thấy được các hạt đường trong cốc nước. - Sau khi khuấy không thấy các hạt đường trong cốc nước, nước trong cốc có vị ngọt. - Giải thích: Đường đã tách ra thành các hạt vô cùng nhỏ lan toả vào nước, vì vậy sau khi khuấy không thấy được các hạt đường trong cốc nước và nước có vị ngọt. Đáp án CH1 trang 29 SGK a. Do các phân tử nước hoa hoặc tinh dầu đã tách ra, lan toả vào không khí. b. Do cá phân tử nước tách ra, lan toả vào không khí. - Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng.
Đáp án CH2 trang 29 SGK: Ý kiến (1) đúng vì nước đá, nước lỏng và hơi nước đều được cấu tạo từ một phân tử nước. Chúng chỉ khác nhau về độ bền liên kết giữa các phân tử nước với nhau.
Đáp án LT1 trang 29 SGK: Phát biểu đúng là phát biểu (3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.
Đáp án VD1 trang 29 SGK: Cần phải đậy nắp kín để tránh các phân tử tách ra, lan ra ngoài. Hơn nữa, để nhiên liệu xa các nguồn lửa vì nhiên liệu là những chất dễ cháy. Khi ngọn lửa bắt được các phân tử xăng, dầu thì dễ gây cháy nổ. Kết luận: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất. 2. Khối lượng phân tử.
Đáp án LT2 trang 30 SGK: + Khối lượng phân tử Fluorine được cấu tạo từ 2 nguyên tử F (19 amu) là: MFluorine = 2 19 = 38 amu. + Khối lượng phân tử Methane được cấu tạo từ 1 nguyên tử C (12 amu) và 4 nguyên tử H (1 amu) là: MMethane = 12 1 + 1 4 = 16 amu. - Đáp án phiếu học tập số 2: a. MOxygen = 216 = 32 amu b. MCarbondioxide = 12 1 + 16 2 = 44 amu c. MAceticacid = 12 2 + 1 4 + 16 2 = 60 amu. |
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 6: HÓA TRỊ, CÔNG THỨC HÓA HỌC
MỞ ĐẦU
- Cho các miếng bìa ghi kí hiệu hóa học của các nguyên tố C, O, Cl, H như hình dưới đây. Mỗi miếng bìa tượng trưng cho một nguyên tử. Hãy ghép các miếng bìa H với các miếng bìa khác sao cho phù hợp.
- Hãy cho biết mỗi nguyên tử C, O, Cl ghép được với tối đa bao nhiêu nguyên tử H. Dùng kí hiệu hóa học và các chữ số để mô tả trong những miếng ghép thu được có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố
I. HOÁ TRỊ
- Hãy quan sát hình 6.1, hãy so sánh hoá trị của nguyên tố và số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chúng để tạo ra liên kết
- Quan sát hình 6.3 và xác định hóa trị của C và O trong khí carbonic
- Vẽ sơ đồ hình thành liên kết giữa nguyên tử N và ba nguyên tử H. Hãy cho biết liên kết đó thuộc loại liên kết nào. Hóa trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất tạo thành là bao nhiêu?
- Cát được sử dụng nhiều trong xây dựng và là nguyên liệu chính để sản xuất thuỷ tinh. Silicon oxide là thành phần chính của cát. Phân tử Silicon oxide gồm một nguyên tử Si liên kết với 2 nguyên tử O. Dựa vào hoá trị của các nguyên tố trong bảng 6.1, hãy tính tích hoá trị và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử Silicon oxidevà nhận xét về tích đó.
- Dựa vào hóa trị của các nguyên tố trong bảng 6.1 và quy tắc hóa trị, hãy cho biết mỗi nguyên tử Mg có thể kết hợp được với bao nhiêu nguyên tử Cl.
- Nguyên tố A có hóa trị III, nguyên tố B có hóa trị II. Hãy tính tỉ lệ nguyên tử của A và B trong hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố đó.
II. Công thức hoá học
- Cho công thức hoá học của một số chất như sau và xác định nguyên tố tạo thành mỗi chất và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử.
a, N2 ( nitrogen)
b, NaCl ( Sodium chloride)
c, MgSO4 (magnesium sulfate )
- Viết công thức hóa học của các chất:
a) Sodium sulfide, biết trong phân tử có 2 nguyên tử Na và 1 nguyên tử S
b) Phosphoric acid, biết trong phân tử có 3 nguyên tử H, 1 nguyên tử P và 4 nguyên tử O
- Viết công thức hóa học cho các chất được biểu diễn bằng những mô hình sau. Biết mỗi quả cầu biểu diễn cho 1 nguyên tử
- Đường glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho hoạt động sống của con người. Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6. Hãy cho biết:
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố nào?
b) Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 phân tử glucose là bao nhiêu?
c) Khối lượng phân tử glucose là bao nhiêu?
- Có ý kiến cho rằng, trong nước, số nguyên tử H gấp 2 lần số nguyên tử O nên phần trăm khối lượng của H trong nước gấp 2 lần phần trăm khối lượng của O. Theo em ý kiến trên có đúng hay không? Hãy tính phần trăm khối lượng của H và O trong nước để chứng minh.
- Calcium carbonate là thành phần chính của đá vôi, có công thức hóa học là CaCO3. Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất trên
- Citric acid là hợp chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm. Trong tự nhiên, citric acid có trong quả chanh và một số loại quả như bưởi, cam,… Citric acid có công thức hóa học là C6H8O7. Hãy tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong citric acid.
- Potassium (Kali) rất cần thiết cho cây trồng, đặc biệt trong giai đoạn cây trưởng thành, ra hoa, kết trái. Để cung cấp K cho cây có thể sử dụng phân potassium chloride và potassium sulfate có công thức hóa học lần lượt là KCl và K2SO4. Người trồng cây muốn sử dụng loại phân bón có hàm lượng K cao hơn thì nên chọn loại phân bón nào?
- Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau HBr, BaO
- Hợp chất X được tạo thành bởi Fe và O có khối lượng phân tử là 160. Biết phần trăm khối lượng của Fe trong X là 70%. Hãy xác định công thức hóa học của X.
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI– CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ
BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)
Câu 1: Đâu là đơn vị đo tốc độ:
A. m2/s
B. km.h
C. m/h
D. m.h
Câu 2: Công thức tính quãng đường là:
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Công thức tính thời gian là:
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Công thức tính vận tốc là:
A. Quãng đường nhân thời gian
B. Thời gian chia quãng đường
C. Thời gian nhân quãng đường
D. Quãng đường chia thời gian
Câu 5: Có thể đo tốc độ bằng dụng cụ nào?
A. Bằng đồng hồ bấm giây
B. Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
C. Bằng thiết bị “Bắn tốc độ”
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6: Đổi 10 km/h = ? m/s
A.
B.
C.
D.
Câu 7: Đổi 10 m/s = ? km/h
A. 25
B.
C. 36
D. 12,5
Câu 8: Hãy so sánh m/s và 15km/h
A. m/s > 15km/h
B. m/s < 15km/h
C. m/s = 15km/h
D. Không so sánh được
Câu 9: Hãy so sánh m/s và 6,7km/h
A. m/s > 6,7km/h
B. m/s < 6,7km/h
C. m/s = 6,7km/h
D. Không so sánh được
Câu 10: Trong trường học có thể đo tốc độ bằng dụng cụ nào?
A. Bằng đồng hồ bấm giây
B. Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
C. Bằng thiết bị “Bắn tốc độ”
D. Cả A và B đáp án đều đúng
Câu 11: Hãy so sánh m/s và 4 km/h
A. m/s > 4 km/h
B. m/s < 4 km/h
C. m/s = 4 km/h
D. Không so sánh được
Câu 12: Trong thưc tế để do xem xe nào đi quá vận tốc quy định. Các chú công an có thể đo tốc độ bằng dụng cụ nào?
A. Bằng đồng hồ bấm giây
B. Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
C. Bằng thiết bị “Bắn tốc độ”
D. Cả A và B đáp án đều đúng
Câu 13: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?
A. Thời gian chuyển động
B. Vận tốc
C. Quãng đường
D. Cả 3 đại lượng trên
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU
Bộ đề Khoa học tự nhiên 7 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7
- PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước đáp án ĐÚNG trong các câu sau :
Câu 1. Kĩ năng trong việc tiến hành thí nghiệm là
- quan sát, đo.
B. quan sát, phân loại , liên hệ.
C. quan sát, đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.
D. đo, dự đoán, phân loại , liên hệ.
Câu 2. Đơn vị tính để tính khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử) là :
- Gam B. Kilogam C. đvC D. Tấn
Câu 3. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân ?
- Electron. B. Proton C. Neutron D. Neutron và electron.
Câu 4. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo:
A. Chiều tăng dần của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
B. Chiều tăng dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
C. Chiều tăng dần của nguyên tử khối.
D. Chiều giảm dần của điện tích hạt nhân của nguyên tử.
Câu 5. Bảng tuần hoàn cấu tạo gồm bao nhiêu chu kỳ ?
- 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 6. Đơn chất là chất được tạo nên từ mấy nguyên tố hoá học ?
- 1 B. 2 hay nhiều C. 3 D. 4
Câu 7: Hạt đại diện cho chất là
A. nguyên tử B. phân tử C. electron D. proton
Câu 8: Trong chất cộng hoá trị thì hóa trị của nguyên tố bằng
- số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- số proton mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
- số neutron mà nguyên tử của nguyên tố đã góp chung để tạo ra liên kết
D. số electron mà nguyên tử của nguyên tố đã nhường đi để tạo ra liên kết
Câu 9: Công thức hoá học của một chất bao gồm
A. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố tạo nên chất
B. Chỉ số của các nguyên tố tạo nên chất
C. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và chỉ số chỉ số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.
D. Kí hiệu hoá học của các nguyên tố và hoá trị của mỗi nguyên tố tạo nên chất.
Câu 10: Để đo tốc độ chuyển động của 1 viên bi trong phòng thực hành khi dùng đồng hồ bấm giây, ta thực hiện theo các bước sau:
1- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ của vật
2- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s
3- Xác định vạch xuất phát và vạch đích chuyển động của vật
4 - Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi qua vạch đích
Cách sắp xếp sau đây là đúng?
A. 1-2-3-4 B. 3-2-1-4 C. 2-4-1-3 D. 3-2-4-1
Câu 11: Đơn vị dùng để đo độ cao của âm là:
A. dB B. Hz C. Niu tơn D. kg
Câu 12: Khi độ to của vật tăng thì biên độ dao động âm cúa vật sẽ biến đổi như thế nào ?
A. Tăng B. Giảm C. Không thay đổi D. Vừa tăng vừa giảm
Câu 13: Vật nào sau đây phản xạ âm tốt ?
A. Miếng xốp B. Tấm gỗ C. Mặt Gương D. Đệm cao su
Câu 14. Hiện tượng và ứng dụng nào sau đây không liên quan đến năng lượng của ánh sáng ?
- Chai nước để ngoài nắng, nước trong chai dần nóng lên.
- Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình.
- Máy tính cầm tay sử dụng năng lượng mặt trời.
- Hiện tượng cầu vồng xuất hiện trên bầu trời.
Câu 15: Trong định luật phản xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là
A. góc tới lớn hơn góc phản xạ B. góc tới bằng góc phản xạ
C. góc tới nhỏ hơn góc phản xạ D. góc tới có thể bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ
Câu 16: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, có tính chất là
A. ảnh ảo, lớn hơn vật B. ảnh ảo, bé hơn vật
C. ảnh ảo, bằng vật D. ảnh thật, bằng vật
- PHẦN TỰ LUẬN ( 6 điểm)
- Sử dụng thiết bị “bắn tốc độ” để kiểm tra tốc độ các phương tiện giao thông có những ưu điểm gì?
Câu 17 ( VD: 1,0 điểm). Khi phân tích hợp chất A nhận thấy phần trăm khối lượng Đồng là 40%, Lưu huỳnh là 20% còn lại là Oxygen. Xác định công thức hóa học của A biết khối lượng mol của A là 160 g/mol
Câu 18. (TH: 1,0 điểm).
- Em hãy giải thích sự truyền sóng âm phát ra từ một cái trống trong không khí ?
Câu 19. ( TH: 1,0 điểm).
a. Lấy ví dụ về phản xạ và phản xạ khuếch tán?
b. Giả sử nhà em ở gần một cở sở xay xát gạo. Tiếng ồn phát ra từ máy xay xát gạo làm ảnh hướng đến sinh hoạt và học tập của em. Em hãy đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tiếng ồn phát ra từ máy xay xát gạo này ?
Câu 20. ( VDC: 1,0 điểm): Qua trò chuyện với Bố, Hùng biết quãng đường từ nhà Hùng đến trường THCS mà Hùng đang học có độ dài là 1,2 km. Để tính được tốc độ trung bình khi đạp xe từ nhà đến trường và từ trường về nhà, Hùng có ghi lại nhật kí như sau:
Thứ 3: 5/4/2022 | Quãng đường di chuyển | Thời gian |
Lúc đi | Từ nhà đến trường | 4,6 phút |
Lúc về | Từ trường về nhà | 5 phút |
Em hãy tính tốc độ trung bình khi đạp xe từ nhà đến trường và từ trường về nhà của bạn Hùng theo đơn vị km/h ?
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, soạn Khoa học tự nhiên 7 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Khoa học tự nhiên THCS