Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều CĐ 2 Phần 1: Di sản văn hoá
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 bộ sách cánh diều CĐ 2 Phần 1: Di sản văn hoá. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM
(11 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được các khái niệm “di sản văn hóa”, “bảo tồn di sản văn hóa”. Nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
- Chỉ ra được một số cách phân loại, xếp hạng di sản văn hóa.
- Phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hóa; cơ sở khoa học, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Trình bày và giải thích được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Xác định được vị trí phân bố các di sản văn hóa tiêu biểu trên lược đồ và giới thiệu được nét cơ bản về một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.
- Có ý thức trách nhiệm, sẵn sàng đóng góp và vận động người khác cùng tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: thông qua việc sưu tầm và sử dụng tư liệu để tìm hiểu về di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.
- Giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc trao đổi, hoạt động nhóm, thảo luận, tổ chức trò chơi để giải quyết các nhiệm vụ học tập về di sản văn hóa.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thông qua việc vận dụng các thao tác của tư duy để khám phá, chiếm lĩnh kiến thức mới; Biết sử dụng các phương pháp học tập tích cực để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực lịch sử:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác thông tin, tư liệu, sơ đồ, tranh ảnh, bảng thống kê, lược đồ,….để chỉ ra được các cách phân loại, xếp hạng di sản văn hóa; trình bày và giải thích được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; xác định được vị trí phân bố các di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam trên lược đồ và giới thiệu được nét cơ bản về một số di sản văn hóa tiêu biểu ở Việt Nam.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc giải thích được khái niệm “di sản văn hóa”, “bảo tồn di sản văn hóa”; phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại và xếp hạng di sản văn hóa, cơ sở khoa học của công tác bảo tồn di sản văn hóa, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Phẩm chất
- Góp phần giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng ngưỡng mộ, biết ơn thế hệ cha ông đã tạo ra những di sản văn hóa quý báu.
- Có thái độ trân trọng giá trị của di sản văn hóa, xác định trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa địa phương.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10, SGV Chuyên đề học tập Lịch sử 10, Giáo án (kế hoạch dạy học).
- Tư liệu viết của UNESCO về di sản; các văn bản quy pháp quy của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các địa phương về di sản văn hóa Việt Nam.
- Sơ đồ, tranh ảnh, bảng thống kê, lược đồ, lược đồ trống Việt Nam, video clip, phim tư liệu do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện và trên các trang địa phương chính thống uy tín có nội dung gắn liền với di sản văn hóa.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Lịch sử 10.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến nội dung chuyên đề Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 2.1 SGK tr.17; HS quan sát hình ảnh và phát biểu suy nghĩ khi xem hình ảnh đó.
- Sản phẩm: Suy nghĩ, cảm nhận của HS khi quan sát Hình 2.1.
- Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 2.1 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hằng năm, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) đều khuyến
khích học sinh tìm hiểu về lễ hội, nghề truyền thống, trò chơi dân gian, cách làm và cách sử dụng một số nhạc cụ, đạo cụ dân gian,... Em có cảm nhận và suy nghĩ gì về việc làm này?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 2.1 và và cảm nhận về việc các em HS trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) tìm hiểu về lễ hội, nghề truyền thống, trò chơi dân gian, cách làm và cách sử dụng một số nhạc cụ, đạo cụ dân gian.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trả lời: Việc các em HS trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Xín Mần (Hà Giang) tìm hiểu về lễ hội, nghề truyền thống, trò chơi dân gian, cách làm và cách sử dụng một số nhạc cụ, đạo cụ dân gian thể hiện ý thức trân trọng lưu giữ và phát huy giá di sản văn hóa Hà Giang.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung chuyên đề: Vậy thế nào là di sản văn hoá? Di sản văn hoá có ý nghĩa gì đối với dân tộc và nhân loại? Cách phân loại, xếp hạng di sản văn hoá và mục đích, ý nghĩa của việc phân loại, xếp hạng di sản văn hoá là gì? Làm thế nào để bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản văn hoá? Di sản văn hoá tiêu biểu ở Việt Nam được phân bố như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề ngày hôm nay – Chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- DI SẢN VĂN HÓA
Hoạt động 1. Tìm hiểu về khái niệm di sản văn hóa
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được khái niệm di sản văn hóa.
- Nội dung: GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 2.2 để tìm hiểu về khái niệm di sản.
- Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở khái niệm di sản văn hóa.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 2.2 và trả lời câu hỏi: + Hãy giải thích khái niệm di sản văn hóa? + Quần thể di tích Cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không? Vì sao? - Để hiểu được khái niệm di sản văn hóa, GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: + Phân tích những biểu hiện của di sản văn hóa (sản phẩm vật chất, tinh thần phong phú,…). + Đặc trưng nổi bật của di sản văn hóa là gì (tính lưu trữ, truyền giao). + Nêu hiểu biết về quần thể di tích Cố đô Huế (giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học). + Điểm giống và khác nhau của khái niệm di sản văn hóa và di sản văn hóa Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập -HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1 và quan sát hình 2.2 để tìm hiểu về: + Khái niệm di sản văn hóa. + Lí giải Quần thể di tích Cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS trình bày: + Khái niệm di sản văn hóa. + Lí giải Quần thể di tích Cố đô Huế có phải là di sản văn hóa không. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm di sản văn hóa. - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Tìm hiểu về khái niệm di sản văn hóa Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, do con người sáng tạo nên trong một quá trình lịch sử lâu dài, được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong một nhóm cộng đồng hoặc xã hội, được giữ gìn, phát huy đến ngày nay. à Là hệ giá trị cơ bản và bền vững theo thời gian trong văn hoá của mỗi dân tộc, là yếu tố gắn kết cộng đồng dân tộc và cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về ý nghĩa của di sản văn hóa
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của di sản văn hóa.
- Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi: Đọc thông tin, khai thác sơ đồ 2.1 và mục Em có biết? để tìm hiểu ý nghĩa của di sản văn hóa.
- Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở ý nghĩa của di sản văn hóa.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, khai thác Sơ đồ 2.1, mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Hãy nêu ý nghĩa của di sản văn hóa. - GV hướng dẫn HS thảo luận: + Khai thác thông tin trong sơ đồ 2.1 để thấy được những biểu hiện về ý nghĩa của di sản văn hóa. + Lí giải vì sao di sản văn hóa có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. + Phân tích ý nghĩa của việc Chính phủ chọn ngày 23/11 hằng năm là ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin, khai thác Sơ đồ 2.1, mục Em có biết để nêu ý nghĩa của di sản văn hóa. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS của các cặp trình bày về ý nghĩa của di sản văn hóa. - GV yêu cầu các HS khác lắng, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Di sản văn hoá là tài sản vô giá của cộng đồng, đồng thời là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại. Di sản văn hoá có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển của các cộng đồng và có giá trị to lớn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Tìm hiểu về ý nghĩa của di sản văn hóa - Lưu giữ giá trị vật chất, tinh thần cộng đồng. - Tôn vinh, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. - Giáo dục truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ. - Là cơ sở sáng tạo giá trị văn hóa mới và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế. - Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. |
Hoạt động 3. Tìm hiểu về phân loại di sản văn hóa
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được một số cách phân loại di sản văn hóa; phân tích được mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.
- Nội dung: GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin, tư liệu và khai thác bảng 2.1 để chỉ ra các cách phân loại di sản văn hóa. Phân biệt được hai loại hình di sản văn hóa.
- Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 2.3 nêu và phân tích mục đích, ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa. Lễ dâng hương tại Đền Hùng (Phú Thọ) thuộc loại hình di sản nào?
- Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:
- Một số cách phân loại di sản văn hóa.
- Mục đích và ý nghĩa của việc phân loại di sản văn hóa.
- Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Lịch sử 10 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây