Giáo án Công dân 8 chân trời bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Giáo án Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam sách Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Công dân 8 chân trời bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Nhận biết được giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Thực hiện được những làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vị, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam, các giá trị của truyền thống dân tộc và kể tên được những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
  1. Phẩm chất:
  • Có phẩm chất yêu nước, trách nhiệm, thể hiện qua niềm tự hào về truyền thống và những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc Việt Nam, sống có trách nhiệm, phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung thể hiện nội dung về tự hào truyền thống dân tộc như các nhân vật lịch sử, sự tương thân tương ái, các phong tục tập quán,...

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Hoạt động 1: Đọc lời dạy của Bác Hồ và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc lời dạy của Bác Hồ trong cuộc gặp gỡ các cán bộ của Đại đoàn 308 (Đại đoàn Tiên phong) tại Đền Giếng (thuộc khu Di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ): “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện qua lời dạy của Bác Hồ.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc lời dạy của Bác Hồ và trả lời câu hỏi:

Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta được thể hiện qua lời dạy của Bác Hồ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc lời dạy của Bác Hồ, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS phát biểu câu trả lời: Các truyền thống của dân tộc Việt Nam như: yêu nước, đoàn kết, uống nước nhớ nguồn,...

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS xác định được nội dung bài học về các truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SHS và ghép các chữ cái cùng nhóm màu thành những từ có nghĩ về truyền thống dân tộc Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những từ ngữ có nghĩa về truyền thống của dân tộc Việt nam.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tham gia cá nhân, quan sát tranh SHS tr.5 và thực hiện yêu cầu: Em hãy ghép các chữ cái cùng nhóm màu thành những từ có ý nghĩa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

 
  

 

- GV gia hạn thời gian hoàn thành nhiệm vụ là 2-3 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV cho HS thời gian quan sát tranh và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời những từ mà HS ghép được.

Ví dụ:

+ Nhóm chữ cái màu vàng: HIẾU HỌC.

+ Nhóm chữ cái màu tím: HIẾU THẢO.

+ Nhóm chữ cái màu hồng: YÊU NƯỚC.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và công bố HS nào ghép được nhiều từ đúng và nhanh nhất chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tài sản vô cùng quý báu được tổ tiên, ông cha tạo dựng, lưu truyền từ ngàn xưa cho đến ngày nay. Là người con đất Việt, chúng ta luôn tự hào, quyết tâm giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc để xứng danh là con cháu Lạc Hồng.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh trong SHS tr.6 và thực hiện yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh trong SHS tr.6 và thực hiện yêu cầu:

Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và các hình ảnh trên. Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi:

Hãy nêu những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh SHS tr.6 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về những truyền thống của dân tộc Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi: Những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và hình ảnh: Uống nước nhớ nguồn, Đánh giặc, Hiếu học, Nhân nghĩa, Thương người, Yêu thương đùm bọc.

- GV tổng hợp ý kiến lên bảng.

- GV rút ra kết luận về một số truyền thống dân tộc Việt Nam.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu

- Một số truyền thống của dân tộc: yêu nước, hiếu học, đoàn kết, nhân nghĩa, cần lù lao động, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn,....

- Giá trị của các truyền thống:

+ Những truyền thống tốt đẹp có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế

+ Là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.

Hoạt động 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam; đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SHS tr.7 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam; những việc làm của HS và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các trường hợp 1, 2, 3 trong SHS tr.7 và trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi:

Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân  Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp SHS tr.6 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam theo hướng dẫn của GV.

 

2. Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

- Những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam:

+ Trân trọng, hãnh diện và giữ gìn, phát huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống.

+ HS cần phải tìm hiểu, tôn trọng, giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng thời, phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI BÀI 1-5

GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI BÀI 6-10

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI BÀI 1-5

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay