Giáo án Công dân 8 chân trời bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Giáo án Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo sách Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Công dân 8 chân trời bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân.
- Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động hằng ngày.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội liên quan đến cần cù, sáng tạo trong lao động; thu thập, xử lý thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống phản ánh sự cần cù, sáng tạo trong lao động; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề liên quan đến thực hiện cần cù, sáng tạo trong lao động ở đời sống thực tế.
- Phẩm chất:
- Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động lao động phù hợp với lứa tuổi.
- Có trách nhiệm, trung thực và không ngừng sáng tạo trong lao động.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip thể hiện nội dung về sự cần cù, sáng tạo, tinh thần yêu lao động.
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS kể tên những danh nhân, nhà khoa học trong và ngoài nước là những tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những danh nhân, nhà khoa học trong và ngoài nước là những tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS dựa vào hiểu biết của bản thân, tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”: kể tên những danh nhân, nhà khoa học trong và ngoài nước là những tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của bản thân kể tên những danh nhân, nhà khoa học trong và ngoài nước là những tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2- 3 HS giơ tay xung phong nhanh nhất kể tên những nhà khoa học trong và ngoài nước: Nhà bác học Edison, Albert Einstein, Trần Đại Nghĩa, Lương Đình Của,...
- GV trình chiếu một số nhà khoa học trong và nước ngoài:
Thomas Edison Albert Einstein
- Trần Đại Nghĩa Nhà bác học Lương Đình Của
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và công bố HS nào thắng cuộc.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Đọc các câu tục ngữ và nêu ý nghĩa
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS đọc các câu tục ngữ SHS tr.17 và nêu ý nghĩa của những câu tục ngữ đó.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của những câu tục ngữ.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc các câu tục ngữ SHS tr.17 và nêu ý nghĩa của những câu tục ngữ đó.
- “Cần cù bù thông minh”
- “Có công mài sắt có ngày nên kim”
- “Cái khó ló cái khôn”
- “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật”
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết của mình, đọc các câu tục ngữ và hoàn thành nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3-4 HS phát biểu câu trả lời:
Ý nghĩa của những câu tục ngữ trên là khuyên chúng ta nên không ngừng phấn đấu, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động sẽ đem lại hiệu quả cao.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và công bố HS thắng cuộc.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Lao động cần cù, sáng tạo là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Trong thời kì mới, truyền thống này vẫn cần được gìn giữ và phát huy. Ngày nay, những bàn tay, khối óc của người Việt vẫn miệt mài, hăng say lao động; không ngừng tìm tòi, đưa ra nhiều ý tưởng mới và giải pháp hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 3. Lao động cần cù, sáng tạo.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS nêu được khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.17, 18 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1-2 HS đọc thông tin SHS tr.17, 18. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.17, 18 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi: + Việc làm của giáo sư Lương Định Của là sự cống hiến, sự rèn luyện cần cù, chăm chỉ, chịu khó trong công việc, luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả để đem lại kết quả cao hơn trong công việc. + Cần cù, sáng tạo trong lao động là phẩm chất cần thiết là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc. - GV rút ra kết luận về khái niệm của cần cù, sáng tạo trong lao động. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi - Khái niệm cần cù trong lao động: Cần cù là chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên trong công việc. - Khái niệm sáng tạo trong lao động: Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi trong lao động.
|
Hoạt động 2: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
- Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động; Giải thích được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.18, 19 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về những biểu hiện biểu hiện, ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biểu hiện , ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS HS đọc thông tin trong SHS tr.18, 19 và thực hiện yêu cầu: Em hãy chỉ ra biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo của nhân vật trong thông tin trên. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SHS tr.18, 19 và thực hiện yêu cầu. - HS rút ra kết luận về các biểu hiện , ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời: Biểu hiện lao động cần cù, sáng tạo của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp: + Ngay từ khi còn nhỏ, cô Nguyễn Thị Hiệp đã luôn chăm chỉ, chịu khó học tập, không ngừng nỗ lực để vượt qua nhiều khó khăn, gian khó, kiên định theo đuổi ước mơ. + Cô không ngừng tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ và luôn say mê nghiên cứu khoa học. - GV rút ra kết luận về các biểu hiện , ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu - Những biểu hiện của cần cù trong lao động: Làm việc thường xuyên, đều đặc, không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách. - Những biểu hiện của sáng tạo trong lao động: Luôn suy nghĩ, tìm và phát hiện ra cách làm mới hiệu quả đem lại kết quả cao hơn trong công việc. - Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong công việc: + Là phẩm chất cần thiết, là điều kiện giúp con người nâng cao vốn hiểu biết, rèn luyện các kĩ năng, tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả cao trong công việc. + Góp phần xây dựng quê hương, đất nước và được mọi người yêu quý, tôn trọng. |
Hoạt động 3: Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu
- Mục tiêu: HS biết trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động; phê phán được những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SHS tr.19, 20 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), đọc các trường hợp trong SHS tr.19, 20 và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1, 2: Đọc trường hợp 1 và trả lời các câu hỏi: ● Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân? ● Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động? + Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp 2 và trả lời các câu hỏi: ● Em nhận xét gì về thái độ của bạn K trong lao động? ● Theo em, bạn K nên thay đổi như thế nào? Vì sao? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SHS tr.19, 20, thảo luận và thực hiện yêu cầu. - HS rút ra kết luận về việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
| 3. Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu - Việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động: + HS chăm chỉ, nỗ lực, vượt qua khó khăn, thử thách, tìm ra những cách thức làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao trong công việc. + Cần trân trọng thành quả lao động, quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo. + Phê phán biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây