Giáo án và PPT đồng bộ Công dân 8 chân trời sáng tạo
Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực giáo dục công dân:
Điều chỉnh hành vi đúng cách và phù hợp
3. Phẩm chất:
Trung thực
Trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
Thiết bị dạy học: bảng, phấn, giấy A0.
Máy tính, máy chiếu (nếu có)
Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung về việc bảo vệ lẽ phải.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Giáo dục công dân 8.
Dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Đối mặt
a. Mục tiêu:
- Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung:
- HS tham gia chơi trò chơi Đối mặt: kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
- HS đọc câu chuyện trong SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi: Hai đội sẽ kể tên xem kẽ những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.
+ Đội 1: Kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Đội 2: Kể tên những hành vi không bảo vệ lẽ phải.
- GV yêu cầu HS quan sát Hình – SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh trong SGK tr.22 và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi.
- GV cho HS thời gian quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi: Hành động của hai bạn nhỏ là đúng đắn và bảo vệ lẽ phải vì có người rải đinh xuống đường sẽ gây hỏng hóc cho các phương tiện tham gia giao thông, thậm chí là gây ra tai nạn giao thông.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp. Bảo vệ lẽ phải giúp cho xã hội ổn định và phát triển hơn. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Bài 4. Bảo vệ lẽ phải.
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
b. Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về câu chuyện.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện Bài học về nhân cách của Thái phó Tô Hiến Thành. - GV gọi 1 – 2 HS đọc lại câu chuyện to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên? + Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? + Em hãy lấy một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải mà em biết. - GV đặt câu hỏi: Theo em, bảo vệ lẽ phải là gì? Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc câu chuyện – SGK tr.23 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang HĐ mới. | 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi - Nhận xét về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành: Việc làm của Tô Hiến Thành rất cương trực, ngay thẳng, cứng rắn, kiên quyết mặc dù bà Thái hậu đã sai người đút lót, thuyết phục 2 lần những ông đều không bị cám dỗ, lung lay. - Phải bảo vệ lẽ phải để: + Giúp cho mọi người có cách ứng xử đúng đắn. + Hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. + Mang lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội. + Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. - Ví dụ: + Trung thực trong thi cử và học tập. + Không chia sẻ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. - Kết luận: + Khái niệm: Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác. + Ý nghĩa: Bảo vệ lẽ phải: Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển. |
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Đọc lời dạy của Bác Hồ và trả lời câu hỏi: Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc ta được thể hiện qua lời dạy của Bác Hồ?
“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – trích lời dạy của Bác Hồ trong cuộc gặp gỡ các cán bộ của Đại đoàn 308 tại Đền Giếng (Phú Thọ).
Các truyền thống của dân tộc Việt Nam: yêu nước, đoàn kết, uống nước nhớ nguồn,...
Hoạt động 2. Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu: Em hãy ghép các chữ cái cùng nhóm màu thành những từ có ý nghĩa về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?
Nhóm chữ cái màu vàng: HIẾU HỌC
Nhóm chữ cái màu tím: HIẾU THẢO
Nhóm chữ cái màu hồng: YÊU NƯỚC
BÀI 1 TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
NỘI DUNG BÀI HỌC
Đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu
Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu
- Đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu
Đọc bài đồng dao, quan sát hình ảnh (SHS tr.6) và thực hiện yêu cầu:
- Em hãy chỉ ra những truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện trong bài đồng dao và các hình ảnh sau.
- Hãy nêu giá trị của những truyền thống đó.
Truyền thống đánh giặc
Truyền thống hiếu học
Truyền thống hiếu thảo
Truyền thống nhân nghĩa
Kết luận
Một số truyền thống của dân tộc:
Yêu nước
Hiếu học
Đoàn kết, nhân nghĩa
Cần cù lao động
Tôn sư trọng đạo
Uống nước nhờ nguồn
Giá trị của các truyền thống dân tộc
Những truyền thống tốt đẹp có giá trị to lớn về văn hóa, lịch sử, xã hội, kinh tế
Là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam.
2 Đọc các trường hợp và thực hiện yêu cầu
THẢO LUẬN NHÓM
Đọc lần lượt các trường hợp (SHS tr.7) và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên.
Nhóm 1, 2
Trường hợp 1
Nhóm 3, 4
Trường hợp 2
Nhóm 5, 6
Trường hợp 3
Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc
Trường hợp 1: Tổ chức tết cổ truyền
Trường hợp 2: Dâng hương cổ truyền
Trường hợp 3: Tinh thần hiếu học
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam?
Những việc cần làm
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ trắc nghiệm Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
ÔN TẬP BÀI 7 – 10 (PHẦN 2)
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?
- Vợ chồng cãi vã, xô xát không phải là bạo lực gia đình
- Bố mẹ có quyền đánh, mắng con khi con không vâng lời
- Bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
- Người chồng có quyền kiểm soát kinh tế trong gia đình
Câu 2: Đầu năm học, V quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. V đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn V thuộc loại mục tiêu nào sau đây?
- Mục tiêu học tập
- Mục tiêu sức khỏe
- Mục tiêu sự nghiệp
- Mục tiêu tài chính
Câu 3: Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không gây ra hậu quả nào sau đây?
- Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái
- Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội
- Ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người
- Chỉ gây tổn thương về tâm lý không gây tổn hại về sức khỏe
Câu 4: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?
- Người lao động bị hạn chế chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp
- Lao động có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của cá nhân
- Học sinh chỉ cần tập trung vào học tập, không cần tham gia lao động
- Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc sử dụng lao động dưới 18 tuổi
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật lao động?
- Chị K nghiêm túc chấp hành nội quy lao động của công ty
- Anh T không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
- Bà M thuê trẻ em 14 tuổi làm việc ở công trường xây dựng
- Ông V tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng
Câu 6: Những cá nhân nào sau đây có thể được coi là tác nhân của bạo lực gia đình?
- Bố mẹ
- Con cái
- Anh, chị, em trong gia đình
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu để làm gì?
- Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu
- Giúp cân bằng được tài chính, tránh được các khoản tiêu dùng không cần thiết, ổn định chi tiêu trong gia đình
- Có nhiều tiền hơn cho các dự định
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Công dân nên làm gì để phòng tránh các tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?
- Tàng trữ và buôn bán các vũ khí, trang thiết bị gây sát thương
- Không khóa bình gas sau khi nấu ăn
- Xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
- Tự giác tìm hiểu, nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật về các quy định phòng chống tai nạn về vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại
Câu 9: Một trong những nội dung về bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn?
- Làm việc phù hợp với khả năng của mình, theo chuyên môn, không bị phân biệt đối xử
- Muốn làm lúc nào tùy thuộc vào ý thích của mình
- Thời gian làm việc theo ý kiến chủ quan của mình
- Điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình
Câu 10: Đâu là những người chịu ảnh hưởng nhiều từ bạo lực gia đình?
- Nam giới
- Phụ nữ và trẻ em
- Trẻ em nam và trẻ em nữ
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bộ đề Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là:
A. tài sản vô cùng quý báu
B. được tổ tiên, cha ông tạo dựng
C. lưu truyền từ ngàn xưa cho đến nay
D. tất cả các phương án trên
Câu 2. Vạn Lý Trường Thành là biểu tượng văn hoá, du lịch của quốc gia nào?
A. Mỹ
B. Trung Quốc
C. Tây Ban Nha
D. Nga
Câu 3. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Lao động cần cù, sáng tạo là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam
B. Chỉ có người lớn mới cần lao động cần cù, sáng tạo
C. Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo cần được giữ gìn và phát huy
D. Người Việt Nam luôn miệt mài, hăng say lao động để nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng đất nước.
Câu 4. Đâu là những truyền thống tốt đẹp của quê hương?
A. Dũng cảm, ích kỉ, bất khuất
B. Cần cù lao động, hà tiện, ích kỉ
C. Yêu nước, đoàn kết, kiên cường
D. Lười biếng, kiên cường, vị tha
Câu 5. Lòng tự hào về truyền thống dân tộc không thể hiện qua:
A. Trình độ học vấn và nhận thức
B. Sự trân trọng, hãnh diện về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
C. Việc biết giữ gìn truyền thống dân tộc
D. Có những biện pháp phát huy truyền thống dân tộc
Câu 6. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là:
A. Điều rất cần thiết đối với mỗi quốc gia
B. Biểu hiện của văn minh
C. Yếu tố tạo ra nhiều cơ hội học hỏi, tiếp thu những mặt tích cực của các quốc gia khác
D. Ca ba phương án trên đều đúng
Câu 7. Đâu không phải ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới?
A. Giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để hoà nhập và phát triển
B. Phát huy được bản sắc dân tộc mình
C. Giúp văn hoá dân tộc phát triển vì có thể biến nền văn hoá của nhiều quốc gia khác thành của mình
D. Mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác
Câu 8. Sự kiện Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Argentina thể hiện điều gì?
A. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và công nghệ
B. Việt Nam học hỏi các nước về kĩ thuật
C. Việt Nam học hỏi các nước về văn hoá
D. Việt Nam học hỏi các nước về ngôn ngữ
Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Những truyền thống tốt đẹp có giá trị nhất thời về mặt lịch sử, văn hoá
B. Những truyền thống đáng tự hào của dân tộc là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam
C. Một số truyền thống dân tộc có thể lược bỏ, không cần lưu truyền
D. Cả ba phương án trên đều đúng
Câu 10. Câu tục ngữ “Một phút nghĩ hay hơn cả ngày quần quật.” nói về truyền thống nào của dân tộc ta?
A. Lao động sáng tạo
B. Lao động tích cực
C. Lao động cần cù
D. Lao động tự giác
Câu 11. Hành động nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Anh T vận động bà con phát triển truyền thống làm gốm của quê hương.
C. Vì cần cù lao động nên cuối năm vựa lúa nhà ông P đạt sản lượng cao.
D. Chị H thường xuyên tham gia các chương trình thiện nguyện
D. Bạn K luôn tự giác trong học tập vì thế năm nào K cũng đạt thành tích cao
------Còn tiếp-----------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ công dân 8 chân trời sáng tạo, soạn giáo án word và powerpoint Giáo dục công dân 8 chân trời, soạn công dân 8 chân trời sáng tạo
Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS