Giáo án kì 1 công dân 8 chân trời sáng tạo
Đồng bộ giáo án Word + PPT kì 1 Giáo dục công dân 8 chân trời sáng tạo. Giáo án word chi tiết, trình bày rõ ràng, khoa học theo CV 5512. Giáo án powerpoint nhiều hình ảnh, sinh động. Nhất định tiết học sẽ hứng thú, sáng tạo cho học sinh. Cách tải về dễ dàng. Giáo án có đủ kì 1 + kì 2 môn Công dân 8 CTST.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN KÌ 1 GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 1 Từ hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 4: Bảo vệ lẽ phải
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 5 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 6 Xác định mục tiêu cá nhân.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 8 Lập kế hoạch.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc khác.
- Giáo án Công dân 8 chân trời bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
=> Xem nhiều hơn: Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
II. GIÁO ÁN WORD GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Word bài: Bảo vệ lẽ phải
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải
- Năng lực
Năng lực chung:
- - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
Năng lực riêng:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi; khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội về bảo vệ lẽ phải; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về bảo vệ lẽ phải trong đời sống thực tế; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề bảo vệ lẽ phải trọn một số tình huống cụ thể.
- Phẩm chất:
- Trung thực, khách quan, dũng cảm, có trách nhiệm trong việc bảo vệ lẽ phải.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung về việc bảo vệ lẽ phải.
- Đối với học sinh
- SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi “Đối mặt”
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Nội dung:
- HS tham gia chơi trò chơi “Đối mặt”: kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về tên những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi “Đối mặt”: Hai đội sẽ kể tên xen kẽ những hành vi bảo vệ lẽ phải và không bảo vệ lẽ phải. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều hơn sẽ dành chiến thắng.
+ Đội 1: Kể tên những hành vi bảo vệ lẽ phải.
+ Đội 2: Kể tên những hành vi không bảo vệ lẽ phải.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi “Đối mặt”.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tích cực tham gia trò chơi.
Hành vi bảo vệ lẽ phải:
+ Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai.
+ Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc.
Hành vi không tôn trọng lẽ phải:
+ Chỉ trích, người ta mà không nói rõ lí do.
+ Quay cóp, gian lận trong thi cử không thực hiện đúng nội quy nhà trường.
+ Đi hàng hai hàng ba không chấp hành luật an toàn giao thông.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.
Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và nhận xét
- Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
- Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SHS và trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt vào bài học.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về hành động của hai bạn học sinh trong bức ảnh.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SHS tr.22 và trả lời câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh trong SHS tr.22 và nhận xét về hành động của hai bạn học sinh.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho HS thời gian quan sát hình ảnh và suy nghĩ câu trả lời.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi: Hành động của hai bạn nhỏ là đúng đắn và bảo vệ lẽ phải vì có người rải đinh xuống đường sẽ gây hỏng hóc cho các phương tiện tham gia giao thông, thậm chí là gây ra tai nạn giao thông.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp. Bảo vệ lẽ phải giúp cho xã hội ổn định và phát triển hơn. Vậy để tìm hiểu về sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải và những hành động bảo vệ lẽ phải, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay - Bài 4. Bảo vệ lẽ phải.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc câu chuyện trong SHS tr.23 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về khái niệm, ý nghĩa bảo vệ lẽ phải.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm, ý nghĩa bảo vệ lẽ phải.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện Bài học về nhân cách của Thái phó Tô Hiến Thành. - GV gọi 1 – 2 HS đọc lại câu chuyện to, rõ ràng để cả lớp cùng nghe. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành trong câu chuyện trên? - GV nêu thêm câu hỏi: Theo em, vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải mà em biết. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, bảo vệ lẽ phải là gì? Bảo vệ lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc câu chuyện SHS tr.23 và trả lời câu hỏi. - HS dựa vào kiến thức của bản thân, nếu thêm một số ví dụ về bảo vệ lẽ phải. - HS rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 - 3 HS trả lời câu hỏi: + Nhận xét về việc làm của Thái phó Tô Hiến Thành: Việc làm của Tô Hiến Thành rất cương trực, ngay thẳng, cứng rắn, kiên quyết mặc dù bà Thái hậu đã sai người đút lót, thuyết phục 2 lần những ông đều không bị cám dỗ, lung lay. + Ví dụ về bảo vệ lẽ phải: ● Trung thực trong thi cử và học tập. ● Không chia sẻ những thông tin sai sự thật trên mạng xã hội. - GV rút ra kết luận về khái niệm bảo vệ lẽ phải. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi - Khái niệm về bảo vệ lẽ phải: Bảo vệ lẽ phải là tôn trọng, giữ gìn, tuân thủ những điều đúng đắn, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nội quy, quy định của các cơ quan, tổ chức và dũng cảm đấu tranh chống lại cái sai, cái xấu, cái ác. - Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải: + Giúp con người có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. + Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định, công bằng, phát triển. |
Hoạt động 2: Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu
- Mục tiêu: HS thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS quan sát các hình ảnh trong SHS tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát các hình ảnh SHS tr.23, 24 và thực hiện yêu cầu: + Nhóm 1: Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh. + Nhóm 2: Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin mục 2, quan sát hình ảnh SHS tr.23, 24 và trả lời câu hỏi. - Xem video tình huống và nhận xét. - HS rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời: + Bức tranh 1: ● Lời nói: Đâu phải tiền của mình mà bạn làm như vậy? ● Việc làm: Thấy bạn nam nhặt được ví tiền và không có ý định trả cho người mất, bạn nữ đã ngăn cản luôn. + Bức tranh 2: ● Lời nói: Các bạn không được bắt nạt cậu ấy. ● Việc làm: Thấy bạn mình bị bắt nạt, bạn nam đã bảo vệ và ngăn cản các bạn khác. + Bức tranh 3: ● Lời nói: Bạn xem bài của người khác là phạm quy đó. ● Việc làm: Nhắc nhở bạn không được nhìn bài người khác. + Bức tranh 4: ● Lời nói: Không được đâu, vượt đèn đỏ là vi phạm pháp luật đấy. ● Việc làm: Tuân thủ luật giao thông. + Một số việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết: ● Giúp đỡ chú chó nhỏ đang bị bắt nạt. ● Nhắc nhở bạn không quay cóp, gian lận trong thi cử. ● Không vu oan cho người khác, không chia sẻ thông tin sai sự thật về người khác. - GV rút ra kết luận về biểu hiện, việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. |
2. Quan sát các hình ảnh và thực hiện yêu cầu - Những lời nói, hành động cụ thể để bảo vệ lẽ phải như: + Tôn trọng, ủng hộ, tuân theo những điều đúng đắn. + Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực. + Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải. + Lên án, phê phán những hành vi sai trái, không phù hợp lẽ phải.
|
Hoạt động 3: Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi
- Mục tiêu: HS biết khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải; phê phán những thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc các trường hợp trong SHS tr.24 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về những việc làm thể hiện bảo vệ lẽ phải của HS.
- Sản phẩm học tập: Nhận xét của HS về hành động của các nhân vật trong các trường hợp.
- Tổ chức hoạt động:
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án Công dân 6 sách chân trời sáng tạo
- Soạn giáo án Công dân 7 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
- Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
- Giáo án Công dân 9 soạn theo công văn 5512
III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KÌ 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án Powerpoint bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Thảo luận nhóm
Chia lớp thành 2 đội:
Hai đội sẽ kể tên những việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều việc làm hơn sẽ chiến thắng.
Một số việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Trồng nhiều cây xanh
- Sử dụng năng lượng sạch
- Tiết kiệm điện
- Ưu tiên sản phẩm tái chế
- ...
Em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt
- Nạn chặt phá rừng trái phép
NHẬN XÉT:
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò đặc biệt quan trọng, cung cấp phương tiện cho con người tồn tại và cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội..
BÀI 5: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
NỘI DUNG BÀI HỌC
- ĐỌC CÁC THÔNG TIN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
- ĐỌC CÁC THÔNG TIN, TRƯỜNG HỢP VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
- ĐỌC CÁC TRƯỜNG HỢP VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
- QUAN SÁT HÌNH ẢNH VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
ĐỌC CÁC THÔNG TIN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI
BÀI TẬP 1: Thảo luận nhóm
Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1 và trả lời các câu hỏi:
- Theo em, ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả gì?
- Theo em, vì sao phải bảo vệ môi trường?
Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi:
- Theo em, môi trường và tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi ích gì cho con người?
- Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả: nguy cơ tử vong và tàn tật, huyết áp cao, đường huyết, hút thuốc, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, thiệt hại về kinh tế.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội.
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi ích cho con người: đem lại tài nguyên khoáng sản, kinh tế, gỗ,…
- Chúng ta cần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vì: chúng giúp cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta.
KẾT LUẬN
Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Để cân bằng sinh thái và đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi phát triển kinh tế, xã hội.
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là bảo vệ chính chúng ta.
- ĐỌC CÁC THÔNG TIN, TRƯỜNG HỢP VÀ THỰC HIỆN YÊU CẦU
THẢO LUẬN NHÓM
Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật của nhân vật trong các trường hợp sau
Trường hợp 1. Ông X mua chiếc tàu có tổng dung tích trên 40 m, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Y lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiềm nhưng vẫn sử dụng để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao cho con rể là anh T quản lí, sử dụng tàu để hút cát trong khi anh T chưa có cấp phép điều khiến phương tiện giao thông đường thuỷ.
Trường hợp 2. Mặc dù chính quyền đặt ra mục tiêu xây dựng khu phố văn hoá nhưng một số người dân vẫn cố tình đó rác ở bãi đất trống gần nhà anh K. Không những thế, có nhiều hộ dân trong khu phố thường hát karaoke với âm lượng lớn suốt đêm. Có lần, bố anh K sang để nói chuyện với họ về vấn đề này nhưng không có kết quả. Thậm chí, có người còn bảo làm gì trong nhà là quyền của họ.
THẢO LUẬN NHÓM
TRƯỜNG HỢP 1:
- Ông X hút cát trái phép ở sông Y mà không đăng ký đăng kiểm.
- Con rể T đã hút cát trên sông mà vẫn chưa được cấp phép.
TRƯỜNG HỢP 2:
- Một số gia đình vứt rác bừa bãi.
- Nhiều hộ dân trong khu phố thường hát karaoke với âm lượng lớn suốt đêm.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
- Nghiêm cấm các hoạt động chặt, phá, lấn chiếm, đốt rừng; đưa chất cháy nổ, săn bắn, nuôi nhốt, giết, tàng trữ, buôn bán động vật rừng trái quy định; khai thác tài nguyên thiên nhiên trái quy định của pháp luật.
- Chỉ được tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên khi được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền cho phép.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.
- Nghiêm cấm huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, nơi cư trú của các loài thuỷ sản; khai thác, nuôi trồng thuỷ sản ảnh hưởng đến môi trường sống.
- Nghiêm cấm đổ chất thải, chất độc hại làm ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; xả thải khí độc hại trực tiếp vào nguồn nước, vào lòng đất; khai thác trái phép khoáng sản, cát, sỏi trên sông, suối, kênh rạch, gây sạt lở, biến dạng dòng chảy.....
KẾT LUẬN
Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
- Bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lí tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
Quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch.
- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lí và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
=> Xem nhiều hơn:
- Giáo án điện tử giáo dục công dân 6 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử công dân 7 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử công dân 8 chân trời sáng tạo
- Giáo án điện tử công dân 9
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án công dân 8 chân trời sáng tạo, tải giáo án giáo dục công dân 8 CTST đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 1 công dân 8 chân trời, tải giáo án word và điện tử GDCD 8 kì 1 CTST
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây