Giáo án GDĐP lớp 6 Bắc Ninh Bài 12: một số vấn đề môi trường nơi em sống

Dưới đây là bộ tài liệu tham khảo giáo án địa phương lớp 6 Bắc Ninh Bài 12: một số vấn đề môi trường nơi em sống Bộ tài liệu được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học, giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Giáo dục địa phương cho học sinh của mình. Hy vọng sẽ giúp thầy cô có thêm ý tưởng để thiết kế bài giảng hay hơn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

BÀI 12: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NƠI EM SỐNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Bài học này, HS sẽ:

-       Tìm hiểu được thực trạng môi trường tại nơi em sinh sống và học tập qua quan sát thực tế, tranh ảnh, video...

-       Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy người dân địa phương em có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường sống.

-       Trình bày được một số hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Đề xuất được một số ý tưởng để tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương.

-       Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

-       Năng lực tìm hiểu kiến thức: Tìm hiểu được thực trạng môi trường tại nơi em sinh sống và học tập qua quan sát thực tế, tranh ảnh, video...; Thu thập được một số thông tin, bằng chứng cho thấy người dân địa phương em có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường sống.

-       Năng lực nhận thức và tư duy: Trình bày được một số hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. Đề xuất được một số ý tưởng để tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương.

-       Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

3. Phẩm chất 

-       Trách nhiệm: có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh 6.

-       Tranh, ảnh, tài liệu có liên quan đến vấn đề môi trường.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh 6.

-       Tranh, ảnh, tài liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 12.1 SGK tr.66 và trả lời câu hỏi:

-Hãy phân loại rác đúng với nhóm rác: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, lí giải các nhóm rác thải và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát Hình 12.1 SGK tr.66.

 

- GV dẫn dắt: Việc phân loại rác thải tại nguồn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý chất thải, góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại và nguy hiểm, góp phần bảo vệ môi trường.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi:Hãy phân loại rác đúng với nhóm rác: rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

+ Rác hữu cơ: thức ăn thừa, rau củ, lá cây,...

+ Rác tái chế: lốp xe, chìa khóa, chai, lọ thủy tinh/chai, lọ nhựa, giấy,...

+ Rác vô cơ: chai, lọ thủy tinh/chai, lọ nhựa, hộp sữa, túi nilon, mẩu thuốc lá, mảnh vỡ thủy tinh, lốp xe,...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Để nắm rõ hơn về quy tắc phân loại rác cũng như những tác động của người dân địa phương tỉnh Bắc Ninh đến môi trường, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Một số vấn đề môi trường nơi em sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu tác động của người dân địa phương đến môi trường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tác động của người dân địa phương đến môi trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm (4-6 HS/nhóm), quan sát Sơ đồSGK tr.67 cho biết: Kể tên các tác động tích cực và tiêu cực của con người đến môi trường ở nơi em sống.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các tác động tích cực và tiêu cực của con người đến môi trường và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1:GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận, quan sát Sơ đồ SGK tr.67 và cho biết:

Kể tên các tác động tích cực và tiêu cực của con người đến môi trường ở nơi em sống.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát đồ SGK tr.67 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

+ Các tác động tích cực của con người đến môi trường ở nơi em sống.

+ Các tác độngtiêu cực của con người đến môi trường ở nơi em sống.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận: Con người đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng một môi trường xanh sạch đẹp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu tác động của người dân địa phương đến môi trường

- Tác động tích cực tới:

+ Sử dụng nguồn năng lượng sạch.

+ Khai thác tài nguyên lâm, thủy sản hợp lí.

+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,…

+ Trồng cây, gây rừng.

+ Phòng cháy rừng.

+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.

+ Phát triển dân số hợp lí.

+ Sử dụng đất hợp lí, có kế hoạch cải tạo đất.

+ Nghiêm cấm việc dùng thử và sử dụng vũ khí hóa học, vũ khí hạt nhân.

+ Quy hoạch bãi rác thải, nghiêm cấm đổ chất thải độc hại ra môi trường.

- Tác động tiêu cực:

+ Khai thác rừng bừa bãi.

+ Săn bắt động vật hoang dã.

+ Đổ rác thải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt ra môi trường.

+ Sử dụng các chất phóng xạ, các hóa chất độc,...

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Chat hỗ trợ
Chat ngay