Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh

Tài liệu giáo GDĐP lớp 6 Bắc Ninh. Bản giáo án cập nhật các dữ liệu mới nhất của địa phương Bắc Ninh. Với các chủ đề: Địa lý, Lịch sử, Ngữ văn, Đa dạng sinh học, Mỹ thuật, âm nhạc...Giáo án soạn theo công văn mới nhất, đầy đủ và chi tiết nhất. Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. Quý thầy cô tham khảo để giảng dạy tốt môn: Giáo dục địa phương Bắc Ninh lớp 6

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh

 

BÀI 5: GIAI THOẠI THỦY TỔ QUAN HỌ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau Bài học này, HS:

-       Trình bày được một số giai thoại Thuỷ tổ Quan họ.

-       Hiểu được ý nghĩa của các giai thoại về Thuỷ tổ Quan họ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

-       Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

-       Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

-       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:  

-       Năng lực tìm hiểu kiến thức: Trình bày được một số giai thoại Thuỷ tổ Quan họ.

-       Năng lực nhận thức và tư duy:Hiểu được ý nghĩa của các giai thoại về Thuỷ tổ Quan họ.

-       Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giữ gìn và phổ biến tới mọi người về một số giai thoại Thủy tổ Quan họ.

3. Phẩm chất:

-       Chăm chỉ: có ý thức tìm hiểu về một số giai thoại Thủy tổ Quan họ của địa phương.

-       Trách nhiệm: có ý thức giữ gìn và phổ biến cho mọi người xung quanh một số giai thoại về Thủy tổ Quan họ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

-       Giáo án, Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh 6.

-       Tranh ảnh, truyện dân gian có liên quan đến giai thoại Thủy tổ Quan họ.

-       Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

-       Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Bắc Ninh 6.

-       Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát video clip giới thiệu về Vua bà Thủy tổ Quan họ kết hợp quan sát Hình 5.1 SGK tr.31 và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về Vua Bà Thuỷ tổ Quan họ.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, lí giải được Vua bà Thủy tổ Quan họ và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp quan sát video clip giới thiệu về Vua bà Thủy tổ Quan họ kết hợp quan sát Hình 5.1 SGK tr.31.

 

 

 

 

Hình 5.1. Đền thờ Vua Bà Thuỷ tổ Quan họ ở khu Viêm Xá, phường Hoà Long, thành phố Bắc Ninh

https://www.youtube.com/watch?v=29z82OoIv1U

- GV dẫn dắt: Đền thờ Vua Bà Thủy tổ Quan họ được cấp bằng công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1994.

- GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy chia sẻ những điều em biết về Vua Bà Thuỷ tổ Quan họ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video clip kết hợp quan sát Hình 5.1 SGK tr.31 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

Giai thoại về Vua bà Thủy tổ Quan họ:

+ Tương truyền Vua Bà là con gái Hùng Vương đời thứ 6 khi đi du ngoạn núi sông, bỗng gặp cơn phong vũ cuốn lên trời rồi đưa đến trang Viêm Xá.

+ Tại đây phong cảnh hữu tình, bà cho là điềm trời xui khiến nên đã ở lại dạy dân trồng dâu nuôi tằm dệt vải.

+ Những khi nông nhàn bà dạy dân làng ca hát và được truyền sang nhiều làng trong vùng và được lưu truyền đến ngày nay.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức

- GV dẫn dắt HSvào bài học: Bắc Ninh là nơi khởi nguồn dân ca Quan họ, một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc nói chung và của Bắc Ninh nói riêng. Để tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc hình thành của dân ca Quan họ, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay - Bài 5: Giai thoại về Thủy tổ Quan họ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Một số giai thoại và ý nghĩa về Thủy tổ Quan họ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số giai thoại về Thủy tổ Quan họ và ý nghĩa của nó.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm(4-6 HS/nhóm), quan sát Hình 5.2 kết hợp đọc thông tin SGK tr.31-33 và cho biết:

- Lựa chọn thông tin đúng về giai thoại Thuỷ tổ Quan họ.

- Kể lại một số giai thoại về nàng Nhữ Nương - Thuỷ tổ Quan họ. Theo các giai thoại đó, Nhữ Nương là người như thế nào?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về giai thoại Thủy tổ Quan họ và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ hoạt động

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận, quan sát Hình 5.2 kết hợp đọc thông tin SGK tr.31-33 và cho biết:

- Lựa chọn thông tin đúng về giai thoại Thuỷ tổ Quan họ.

STT

Thông tin

1

Đền thờ Vua Bà tọa lạc tại làng Diềm, tức khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.

2

Có nhiều giai thoại khác nhau về nàng Nhữ Nương - người được tôn vinh là Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ.

3

Quan họ bắt nguồn từ tiếng hát của công chúa Nhữ Nương do hôn nhân không thành.

4

Nhân dân tôn vinh Nhữ Nương là Vua Bà vì nàng là công chúa, có công khai phá làng Diềm.

5

Quan họ được ra đời từ rất xa xưa và tiếp tục được giữ gìn, phát triển đến tận ngày nay.

- Kể lại một số giai thoại về nàng Nhữ Nương - Thuỷ tổ Quan họ. Theo các giai thoại đó, Nhữ Nương là người như thế nào?

 

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về giai thoại Thủy tổ Quan họ:

 

Du khách thăm Đền Vua Bà, Viêm Xá, Hòa Long

 

 

Lễ hội Làng Diêm tưởng nhớ Thủy tổ Quan họ

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 5.2 kết hợp đọc thông tin SGK tr.31-33 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

+ Thông tin đúng về giai thoại Thuỷ tổ Quan họ.

+ Một số giai thoại về nàng Nhữ Nương - Thuỷ tổ Quan họ.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV kết luận: Mặc dù các giai thoại về Thuỷ tổ Quan họ có những nội dung khác nhau nhưng đều có điểm chung là hình tượng Nhữ Nương mang phẩm chất của người phụ nữ Kinh Bắc tài giỏi, xinh đẹp, hát hay và có tình yêu tha thiết với quê hương.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Một số giai thoại và ý nghĩa về Thủy tổ Quan họ

- Giai thoại Thuỷ tổ Quan họ:

+ Đền thờ Vua Bà tọa lạc tại làng Diềm, tức khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh.

+ Có nhiều giai thoại khác nhau về nàng Nhữ Nương - người được tôn vinh là Vua Bà - Thuỷ tổ Quan họ.

+ Quan họ được ra đời từ rất xa xưa và tiếp tục được giữ gìn, phát triển đến tận ngày nay.

- Một số giai thoại về nàng Nhữ Nương - Thuỷ tổ Quan họ.

+ Tương truyền, Hùng Vương thứ 6 có một nàng công chúa xinh đẹp tên là Nhữ Nương đi du ngoạn núi sông, bỗng gặp cơn phong vũ cuốn lên trời rồi đưa đến trang Viêm Xá. Tại đây, bà cho khai khẩn đất hoang và sáng tác các bài ca truyền dạy cho trai gái trong làng.

+ Vào thời nhà Lê, có hoàng tử từ khi sinh ra đã khóc suốt ngày đêm, Hoàng Hậu nằm mơ có người nói rằng: Phải tìm được người đàn bà có ba vú thì mới nuôi nổi hoàng tử. Sau khi gặp được người phụ nữ có giọng hát rất hay và có ba bầu vú ở làng Diềm nhà vua mời nàng vào cung. Sau khi bú sữa, hoàng tử nín ngay nên người phụ nữ được gọi là “Nhũ Hương”.

+ Ở làng Diềm còn lưu truyền một giai thoại khác kể rằng Nhữ Nương được Chúa Trịnh đem lòng yêu và lấy về làm thứ phi.

+ Nàng Nhữ Nương có tiếng hát hay đến mức khiến vua Thuỷ Tề phải say đắm và bắt về làm vợ.

=> Hình tượng Nhữ Nương mang phẩm chất của người phụ nữ Kinh Bắc tài giỏi, xinh đẹp, hát hay và có tình yêu tha thiết với quê hương.

Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh
Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 Bắc Ninh

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Cập nhật dữ liệu mới nhất của địa phương
  • Bản tải về có đầy đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 200k/học kì - 250k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay