Giáo án KHTN 7 kết nối bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết)

Giáo án bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết) sách KHTN 7 kết nối tri thức – phần hóa học. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 kết nối tri thức – Phần hóa học. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 kết nối bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

(7 tiết)

  1. MỤC TIÊU NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT
  2. Kiến thức:

- Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm ô, nhóm, chu kì.'

- Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra nhóm nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm.

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, đảm bảo các thành viên trong nhóm dều được tham gia và thảo luận nhóm. - Giải quyết vấn đề sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

- Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được các nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Tìm hiểu tự nhiên: Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì; lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khi hiếm trong bảng tuần hoàn.

  1. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 7.
  • Hoạt động Sắp xếp các nguyên tố hóa học: 18 thẻ ghi thông tin về 18 nguyên tố đầu tiên theo mẫu ở Hình 4.1 SGK; bảng theo mẫu (SGK – tr23)
  • Hoạt động Tìm hiểu mối quan hệ giữa số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của chu kì: 6 mô hình sắp xếp electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm: 4 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của Li, Na, F, Cl theo mẫu như Hình 4.4 SGK.
  • Phiếu học tập.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 7.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.
  • GV phân chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 6 thẻ trong số 18 thẻ ghi thông tin của 18 nguyên tố đầu tiên theo mẫu trong hình 4.1. (Hoạt động: Sắp xếp các nguyên tố hóa học)
  • 6 mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử của sáu nguyên tố H, He, Li, Be, C, N theo mẫu được mô tả trong Hình 4.4.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS nhận thấy được sự cần thiết phải phân loại, sắp xếp các nguyên tố hóa học.
  3. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh về một số chủ đề, đặt câu hỏi, nêu vấn đề; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Ý tưởng, câu trả lời của HS theo suy nghĩ và hiểu biết riêng của mình.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổ chức cho HS quan sát danh sách ảnh siêu thị, ảnh hiệu sách rồi đưa ra câu hỏi mở cho HS:

+ Quan sát ảnh một siêu thị và một hiệu sách dưới đây, em có nhận xét gì về cách sắp xếp các mặt hàng trong siêu thị và các mặt hàng sách trong hiệu sách? Cách sắp xếp đó có ý nghĩa gì? Nếu không sắp xếp, phân loại các mặt hàng đó sẽ gây ra ảnh hưởng gì?

 GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 và đưa ra câu trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: "Việc sắp xếp các nguyên tố hóa học cũng như việc sắp xếp, phân loại các mặt hàng trong siêu thị, cũng như các loại sách trong hiệu sách. Ngày này, người ta đã xác định được hàng chục triệu chất hóa học với các tính chất khác nhau được tạo thành tử hơn một trăm nguyên tố hóa học. Liệu có nguyên tắc nào sắp xếp các nguyên tố để dễ nhận ra tính chất của chúng không? Chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu trong bài ngày hôm nay – Bài 4: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguên tố hóa học."

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nguyên tắc xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 4.1 (SGK-tr.32) và thực hiện lần lượt các yêu cầu của GV để tìm hiểu kiến thức về các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.
  3. Sản phẩm học tập: HS thấy được quy luật biến đổi số electron lớp ngoài cùng(qu luật biến đổi tính chất hóa học của nguyên tử các nguyên tố và hoàn thành phần câu hỏi và bài tập.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Để xác định được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, GV tổ chức chia nhóm HS để thực hiện hoạt động Sắp xếp các nguyên tố hoá học và hướng dẫn cách sắp xếp:

+ GV phân chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm từ buổi học trước .

+ GV yêu cầu các nhóm thực hiện sắp xếp gắn thẻ vào cùng 1 bảng mẫu theo chiều tăng dần của số điện tích  hạt nhân. (hoặc các bảng nếu chuẩn bị được cho mỗi nhóm 1 bảng và 1 bộ thẻ, GV cho HS dùng nam châm gắn thẻ lên bảng để sử dụng lại được ở các HĐ sau).

- GV cho các nhóm nhận xét việc gắn thẻ của nhau và điều chỉnh để được bảng gắn chính xác 18 thẻ. Sau đó, GV cho các nhóm cùng quan sát bảng, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi vào phiếu:

1. Sự thay đổi số electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố trong một hàng khi đi từ trái sang phải?

2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một cột.

- GV cho HS nhắc lại kiến thức của Bài 2 “Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất của nguyên tử”. Sau đó, GV kết luận nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn và giới thiệu bảng tuần hoàn ở trang 25 SGK cho HS:

+ Năm 1869, Men – đê -lê -ép đã xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

+ Sau đó, các nhà khoa học đã chứng minh điện tích hạt nhân nguyên tử mới là cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học.

 Bảng tuần hoàn gồm 118 nguyên tố hóa học được xây dựng theo nguyên tắc:

+ Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

+ Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

+ Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.

- GV cho HS hoạt động nhóm 4 thực hiện chia sẻ, hoàn thành phần ?. Câu hỏi và bài tập.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 4.1 SGK tr.23, bảng tuần hoàn và thực hiện lần lượt các hoạt động theo yêu cầu của GV.

- GV giảng, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay trình bày kết quả.

- Đại diện các nhóm phát biểu, trình bày.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, củng cố lại cho HS nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn, gọi HS đọc một số nguyên tố trong bảng tuần hoàn, sau đó dẫn dắt sang mục II.

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Sắp xếp các nguyên tố hóa học:

1. Số electron ở ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần trong 1 hàng khi đi từ trái sang phải.

2. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng 1 cột bằng nhau.

- Cơ sở xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (bảng tuần hoàn): điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Bảng tuần hoàn gồm 118 nguyên tố hóa học được xây dựng theo nguyên tắc:

+ Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

+ Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

+ Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau.

?.

Câu 1. Dựa vào đặc điểm số lớp electron ở vỏ nguyên tử của các nguyên tố bằng nhau được xếp thành 1 hàng. Các nguyên tố mà nguyên tử có cùng số electron lớp ngoài cùng xếp thành 1 cột.

Câu 2. Các nguyên tố Li, C, O có cùng số electron trong nguyên tử.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án KHTN 7 kết nối bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập
Giáo án KHTN 7 kết nối bài 2: Nguyên tử (6 tiết)
Giáo án KHTN 7 kết nối bài 3: Nguyên tố hóa học (3 tiết)
Giáo án KHTN 7 kết nối bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết)
Giáo án KHTN 7 kết nối bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất ( 4 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II: PHÂN TỬ- LIÊN KẾT HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IV: ÂM THANH

 

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V: ÁNH SÁNG

 

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI: TỪ

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IX- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối– Phần hóa học bài 5: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II: PHÂN TỬ- LIÊN KẾT HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III: TỐC ĐỘ

Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối – Phần vật lí bài 8: Tốc độ chuyển động
Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối – Phần vật lí bài 9: Đo tốc độ
Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối – Phần vật lí bài 10: Đồ thị quãng đường – thời gian
Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối – Phần vật lí bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV: ÂM THANH

Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối – Phần vật lí bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn (4 tiết)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V: ÁNH SÁNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 27: Thực hành hô hấp ở thực vật

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VIII- CẢM ỨNG Ở SINH VẬT

Giáo án điện tử KHTN 7 kết nối – Phần sinh học bài 35: Thực hành - Cảm ứng ở sinh vật

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IX- SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay