Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bộ câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học hóa học 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án hóa học 7 kết nối tri thức (bản word)

CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TÓ HÓA HỌC

BÀI 4 - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn.

Trả lời:

  • Năm 1869, Men – đê – lê – ép, nhà hóa học người Nga đã xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. Sau đó, các nhà khoa học đã chứng minh rằng điện tích hạt nhân nguyên tử mới là cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
  • Ngày nay, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm 118 nguyên tố hóa học, được xây dựng theo nguyên tắc sau:
  • Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
  • Các nguyên tố trong cũng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
  • Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau.

Câu 2: Nêu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Trả lời:

  • Ô nguyên tố:
  • Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng tuần hoàn, gọi là ô nguyên tố.
  • Ô nguyên tố cho biết: kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, kí hiệu nguyên tử và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
  • Lưu ý:
  • Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron trong nguyên tử.
  • Số hiệu nguyên tử chính là số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
  • Chu kì:
  • Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần khi đi từ trái sang phải.
  • Bảng tuần hoàn hiện nay gồm 7 chu kì được đánh số từ 1 đến 7, mỗi chu kì là một hàng ngang (riêng chu kì 6 và chu kì 7, mỗi chu kì có thêm 1 hàng xếp tách riêng ở cuối bảng).
  • Chu kì 1, 2, 3 được gọi là các chu kì nhỏ;
  • Chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn.
  • Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
  • Nhóm:
  • Bảng tuần hoàn gồm có 8 nhóm A được đánh só từ IA đến VIIIA và 8 nhóm B được đánh số từ IB đến VIIIB.
  • Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tố He), do vậy chúng có tính chất gần giống nhau.
  • Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố tăng dần.
  • Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.
  • Chú ý:
  • Một số nhóm có tên gọi riêng như: nhóm IA (nhóm kim loại kiềm); nhóm IIA (nhóm kim loại kiềm thổ); nhóm VIIA (nhóm halogen); nhóm VIIIA (nhóm khí hiếm).
  • Nguyên tố H có nhiều tính chất gần giống với nguyên tố nhóm VIIA; nên có thể được xếp ở vị trí đầu nhóm VIIA.

Câu 3: Nêu vị trí nhóm các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.

Trả lời:

  • Trong số 118 nguyên tố hóa học đã biết có hơn 90 nguyên tố kim loại.
  • Các nguyên tố kim loại ở góc dưới, bên trái của bảng tuần hoàn và được thể hiện bằng màu xanh, gồm:
  • Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA và một số nguyên tố ở các nhóm IVA, VA, VIA.
  • Các nguyên tố thuộc nhóm IB đến VIIIB, các nguyên tố lathanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.
  • Kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống.

 

Câu 4: Nêu vị trí nhóm các nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn.

Trả lời:

  • Trong 118 nguyên tố hóa học đã biết, có chưa đến 20 nguyên tố là phi kim.
  • Ở điều kiện thường các phi kim có thể ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí.
  • Trong bảng tuần hoàn, các phi kim chủ yếu ở góc bên phải của bảng, được thể hiện bằng màu hồng, gồm:
  • Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA.
  • Một số nguyên tố thuộc nhóm IVA, IIIA.
  • Nguyên tố H ở nhóm IA.

 

Câu 5: Nêu vị trí nhóm các nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

Trả lời:

  • Trong số 118 nguyên tố đã biết có 7 nguyên tố là nguyên tố khí hiếm.
  • Nguyên tử của chúng có lớp electron ngoài cùng bền vững nên khó bị biến đổi hóa học.
  • Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

 

II. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Nêu ví dụ về ô nguyên tố.

Trả lời:

Ví dụ: Nguyên tử oxygen có số hiệu nguyên tử là 8.

⇒ Trong nguyên tử oxygen: Số electron = số proton = số hiệu nguyên tử = 8.

Oxygen thuộc ô thứ 8 trong bảng tuần hoàn.

Câu 2: Lấy ví cụ về số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm đó.

Trả lời:

Ví dụ: oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng nên thuộc nhóm VIA.

Câu 3: Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 2. Giải thích.

Trả lời:

Các nguyên tố thuộc chu kì 2, nguyên tử của nguyên tố có 2 lớp electron. Vì số thứ tự chu kì bằng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố.

 

Câu 4: Lấy ví dụ một số nguyên tố có kí hiệu hóa học xuất phát từ tên Latin của nguyên tố.

Trả lời:

Ví dụ: Nguyên tố sodium (tên Latin là natrium) có kí hiệu là Na; nguyên tố potassium (tên Latin là kalium) có kí hiệu hóa học là K.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nêu một số ứng dụng của nguyên tố phi kim và khí hiếm.

Trả lời:

  • Các nguyên tố phi kim có nhiều ứng dụng như:
  • Oxygen là phi kim không thể thiếu với sự sống của hầu hết các sinh vật, được tạo ra trong quá trình quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp.
  • Chlorine có thể được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.
  • Một số ứng dụng trong đời sống của khí hiếm như: He được sử dụng trong khinh khí cầu; Ne được sử dụng trong đèn LED…

 

Câu 2: Em hãy cho biết trong số các nguyên tố Li, Na, C, O, nguyên tố nào có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

Trả lời:

Dựa vào bảng tuần hoàn, các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử là C và O (cùng ở hàng thứ hai).

Câu 3: Quan sát hình sau, cho biết số proton, electron trong nguyên tử carbon.

Trả lời:

Nguyên tử carbon có số hiệu nguyên tử là 6.

⇒ Trong nguyên tử oxygen: Số electron = số proton = số hiệu nguyên tử = 6.

Câu 4: Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 8.

Trả lời:

Nguyên tố ở ô thứ 6 là oxygen (O) có số hiệu nguyên tử là 8, khối lượng nguyên tử là 16 amu và số electron trong nguyên tử là 8.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết nguyên tố phi kim nào có trong thành phần của kem đánh răng, muối ăn? Chúng thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn. Ngoài ứng dụng trên, nêu thêm một vài ứng dụng khác của các nguyên tố phi kim này.

Trả lời:

  • Trong kem đánh răng thường có muối của nguyên tố fluorine (F) có tác dụng bảo vệ lớp men răng giúp răng chắc khỏe.
  • Nguyên tố fluorine (F) thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.
  • Trong thành phần của muối ăn có nguyên tố chlorine (Cl)
  • Nguyên tố chlorine (Cl) thuộc chu kì 3, nhóm VIIA
  • Ứng dụng của nguyên tố F: Fluoride hữu cơ rất bền về mặt hóa học và nhiệt, thường được sử dụng làm chất làm lạnh, chất cách điện và trong chế tạo dụng cụ nhà bếp (dưới dạng PTFE hay Teflon). Một số dược phẩm như atorvastatin và fluoxetine cũng chứa fluor
  • Ứng dụng của nguyên tố Cl: Ứng dụng chủ yếu nhất của clo là dùng để điều chế nhựa PVC cũng như các chất dẻo hay cao su. Ngoài ra, với tính oxi hóa và tính khử, clo dùng để khử trùng nước sinh hoạt. Clo còn là một trong những thành phần để điều chế nước javen tẩy trắng quần áo, vải sợi,...

Câu 2: Tại sao khi bơm bóng bay, người ta thường sử dụng khí helium thay vì hydrogen hoặc oxygen?

Trả lời:

  • Người ta bơm khí hydrogen hoặc khí helium vào bóng bay vì khí hydrogen và khí helium nhẹ hơn không khí, có thể giúp khinh khí cầu bay lên cao. Khí oxygen nặng hơn không khí nên không thể làm cho khinh khí cầu bay lên cao được.
  • Tuy nhiên, sử dụng khí helium bơm vào khinh khí cầu sẽ an toàn hơn khí hydrogen vì khí hydrogen dễ gây nổ.

 

 

=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (7 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận hóa học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay