Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Hoá học) kết nối tri thức Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc

  1. Tăng dần bán kính nguyên tử.
  2. Tăng dần điện tích hạt nhân.
  3. Tăng dần khối lượng nguyên tử.
  4. Tăng dần độ âm điện.

Câu 2: Chọn đáp án đúng

  1. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  2. Bảng tuần hoàn gồm 114 nguyên tố hóa học.
  3. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
  4. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.

Câu 3: Ô nguyên tố cho biết

  1. Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, tính chất hóa học.
  2. Số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử, phần trăm trong tự nhiên.
  3. Tên nguyên tố, kí hiệu hóa học, khối lượng nguyên tử, số neutron trong hạt nhân nguyên tử.
  4. Kí hiệu hóa học, số hiệu nguyên tử, tên nguyên tố, khối lượng nguyên tử.

Câu 4: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, hãy cho biết tên nguyên tố, kí hiệu hóa học của nguyên tố ở ô 5

  1. Boron, B.
  2. Boron, Bo.
  3. Beryllium, B
  4. Beryllium, Be

Câu 5: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, hãy cho biết số hiệu nguyên tử, khối

lượng nguyên tử của nguyên tố ở ô 8

  1. 4, 9.
  2. 4, 12.
  3. 8, 24.
  4. 8, 16.

Câu 6: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố ở nhóm IIA, chu kì 3

  1. Boron, Bo.
  2. Boron, B.
  3. Magnesium, Mg.
  4. Magnesium, M.

Câu 7: Biết nguyên tử của nguyên tố X có số đơn vị điện tích hạt nhân là 12. Không dùng bảng tuần hoàn, hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn

  1. Chu kì 3, nhóm IIA.
  2. Chu kì 3, nhóm IIIA.
  3. Chu kì 2, nhóm VA.
  4. Chu kì 2, nhóm IVA.

Câu 8: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố kim loại duy nhất tồn tại ở thể lỏng, ở điều kiện thường

  1. Zinic, Zn.
  2. Sodium, Na.
  3. Mercury, Hg.
  4. Oxygen, O.

Câu 9: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết vị trí của nguyên tố vi lượng, hàng ngày con người cần khoảng 0,15 miligam cho hoạt động bình thường của tuyến giáp

  1. Chu kì 3, nhóm VIA.
  2. Chu kì 4, nhóm VB.
  3. Chu kì 3, nhóm VIA.
  4. Chu kì 5, nhóm VIIA.

Câu 10: Trong nguyên tử thuộc nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron,

electron là 24. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8 hạt. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Chu kì 3, nhóm VA.
  2. Chu kì 2, nhóm VIA.
  3. Chu kì 3, nhóm IIB.
  4. Chu kì 2, nhóm IIIA.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

D

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

C

D

B

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án sai. Số hiệu nguyên tử bằng

  1. Khối lượng nguyên tử.
  2. Số đơn vị điện tích hạt nhân.
  3. Số electron trong nguyên tử.
  4. Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Câu 2: Chu kì là

  1. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ phải qua trái.
  2. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần từ trái qua phải.
  3. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần từ trái qua phải.
  4. Dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng, được xếp theo chiều khối lượng tăng dần từ trái qua phải.

Câu 3: Trong bảng tuần hoàn, số thứ tự của chu kì bằng

  1. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
  2. Số electron lớp trong cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
  3. Số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.
  4. Số dư của phép chia số electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó cho 8.

Câu 4: Chọn đáp án sai

  1. Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau (trừ trường hợp nguyên tố He).
  2. Các nguyên tố nhóm IA là các khí hiếm.
  3. Trong cùng một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới, điện tích hạt nhân của các nguyên tố tăng dần.
  4. Các nguyên tố nhóm VIIA là các phi kim điển hình.

Câu 5: Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong

vũ trụ. Chọn đáp án sai

  1. Hydrogen thuộc chu kì 1.
  2. Hydrogen thuộc nhóm IA.
  3. Trong nguyên tử hydrogen luôn có 1 proton.
  4. Nguyên tử hydrogen luôn có khối lượng xấp xỉ bằng 1 amu.

Câu 6: Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trên Trái Đất, tồn tại chủ yếu trong cát và là chất hóa học phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Chọn đáp án đúng

  1. Silicon có kí hiệu hóa học là S.
  2. Silicon thuộc nhóm IVA.
  3. Silicon thuộc chu kì 2.
  4. Số hiệu nguyên tử của Silicon là 13.

Câu 7: Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì

  1. Al, P, Cl, Na.
  2. Al, Cu, Ar, S.
  3. Ar, Ag, Mg, Ni.
  4. I, O, S, Ca.

Câu 8: Cho số electron trên mỗi lớp của nguyên tử thuộc nguyên tố X, theo thứ tự từ trong ra ngoài lần lượt là 2, 8, 6. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Ô 32, chu kì 4, nhóm IVA.
  2. Ô 16, chu kì 3, nhóm VIA.
  3. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
  4. Ô 8, chu kì 2, nhóm VIA.

Câu 9: Hãy cho biết số electron trên mỗi lớp của nguyên tử thuộc nguyên tố X, theo thứ tự từ trong ra ngoài. Biết nguyên tố X được sử dụng trong khinh khí cầu, bóng bay

  1. 1.
  2. 2.
  3. 2, 8.
  4. 2, 6.

Câu 10: Cho khối lượng xấp xỉ của nguyên tử thuộc nguyên tố X bằng 39 amu. Biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 18. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Chu kì 4, nhóm IA.
  2. Chu kì 2, nhóm VIA.
  3. Chu kì 3, nhóm IIIA.
  4. Chu kì 2, nhóm IA.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

B

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

B

B

A

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu vị trí nhóm các nguyên tố phi kim trong bảng tuần hoàn.

Câu 2 ( 4 điểm). Quan sát hình sau, cho biết số proton, electron trong nguyên tử carbon.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Trong 118 nguyên tố hóa học đã biết, có chưa đến 20 nguyên tố là phi kim.

-       Ở điều kiện thường các phi kim có thể ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí.

-       Trong bảng tuần hoàn, các phi kim chủ yếu ở góc bên phải của bảng, được thể hiện bằng màu hồng, gồm:

+       Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA.

+       Một số nguyên tố thuộc nhóm IVA, IIIA.

+       Nguyên tố H ở nhóm IA.

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

1.2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Nguyên tử carbon có số hiệu nguyên tử là 6.

⇒ Trong nguyên tử oxygen: Số electron = số proton = số hiệu nguyên tử = 6.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu vị trí nhóm các nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao khi bơm bóng bay, người ta thường sử dụng khí helium thay vì hydrogen hoặc oxygen?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

-       Trong số 118 nguyên tố hóa học đã biết có hơn 90 nguyên tố kim loại.

-       Các nguyên tố kim loại ở góc dưới, bên trái của bảng tuần hoàn và được thể hiện bằng màu xanh, gồm:

+       Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA và một số nguyên tố ở các nhóm IVA, VA, VIA.

+       Các nguyên tố thuộc nhóm IB đến VIIIB, các nguyên tố lathanide và các nguyên tố actinide được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

-       Kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

-       Người ta bơm khí hydrogen hoặc khí helium vào bóng bay vì khí hydrogen và khí helium nhẹ hơn không khí, có thể giúp khinh khí cầu bay lên cao. Khí oxygen nặng hơn không khí nên không thể làm cho khinh khí cầu bay lên cao được.

-       Tuy nhiên, sử dụng khí helium bơm vào khinh khí cầu sẽ an toàn hơn khí hydrogen vì khí hydrogen dễ gây nổ.

2 điểm

2 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án đúng

  1. Nhóm IVA, VA, VIA không có kim loại.
  2. Trong số 118 nguyên tố hóa học, chỉ có 56 nguyên tố là kim loại.
  3. Các nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại.
  4. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại ở góc dưới bên trái của bảng và được thể hiện bằng màu xanh.

Câu 2: Nguyên tố không phải kim loại

  1. Sodium.
  2. Oxygen.
  3. Aluminium.
  4. Iron.

Câu 3: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố ở nhóm VIIB, chu kì 4

  1. Manganese, M.
  2. Manganese, Mn.
  3. Iron, Fe.
  4. Iron, Ir.

Câu 4: Biết nguyên tố X thuộc chu kì 3, có điện tích hạt nhân Z>12, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, dẻo, dễ dát mỏng, có ánh kim. X là

  1. Silicon.
  2. Aluminium.
  3. Phosphonus.
  4. Sulfur
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu ví dụ về ô nguyên tố.

Câu 2: Nêu một số ứng dụng của nguyên tố phi kim và khí hiếm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Ví dụ: Nguyên tử oxygen có số hiệu nguyên tử là 8.

⇒ Trong nguyên tử oxygen: Số electron = số proton = số hiệu nguyên tử = 8.

Oxygen thuộc ô thứ 8 trong bảng tuần hoàn.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

-       Các nguyên tố phi kim có nhiều ứng dụng như:

+       Oxygen là phi kim không thể thiếu với sự sống của hầu hết các sinh vật, được tạo ra trong quá trình quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp.

+       Chlorine có thể được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.

-       Một số ứng dụng trong đời sống của khí hiếm như: He được sử dụng trong khinh khí cầu; Ne được sử dụng trong đèn LED…

1.5 điểm

1.5 điểm


 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án sai

  1. Trong số 118 nguyên tố hóa học đã biết, có chưa đến 20 nguyên tố là phi kim.
  2. Các nguyên tố phi kim chỉ tồn tại ở thể lỏng hoặc khí.
  3. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố phi kim chủ yếu ở góc bên phải của bảng, được thể hiện bằng màu hồng.
  4. Hầu hết các nguyên tố thuộc nhóm VIIA, VIA, VA là phi kim.

Câu 2: Nguyên tố không phải phi kim

  1. Oxygen.
  2. Sodium.
  3. Chlorine.
  4. Lưu huỳnh.

Câu 3: Những nguyên tố thuộc cùng một nhóm

  1. O, S, Se, Lv.
  2. F, Cl, I, Ne.
  3. K, Na, Mg, Li.
  4. Zn, Hg, Al, S.

Câu 4: Biết nguyên tử của nguyên tố X có 18 electron trong vỏ nguyên tử. Không dùng bảng tuần hoàn, hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn

  1. Chu kì 2, nhóm IIIA.
  2. Chu kì 2, nhóm VIA.
  3. Chu kì 3, nhóm VIIIA.
  4. Chu kì 4, nhóm VA.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu vị trí nhóm các nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn.

Câu 2. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 2. Giải thích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

-       Trong số 118 nguyên tố đã biết có 7 nguyên tố là nguyên tố khí hiếm.

-       Nguyên tử của chúng có lớp electron ngoài cùng bền vững nên khó bị biến đổi hóa học.

-       Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Các nguyên tố thuộc chu kì 2, nguyên tử của nguyên tố có 2 lớp electron. Vì số thứ tự chu kì bằng với số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố.

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay