Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo

Đầy đủ bài giảng điện tử chương trình tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo. Giáo án điện tử được làm với mục đích dạy online hoặc trình chiếu lên bảng. Đo đó, ngắn ngọn, nhiều hình ảnh đẹp, hiện đại luôn là tiêu chí hàng đầu. Bộ giáo án có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, nó có thể giảm tải phần nào công việc cho giáo viên.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

BÀI 10: ĐƯỜNG GIAO THÔNG

KHỞI ĐỘNG

Cũng là có cánh

Bay lượn trên trời

Đón đưa mọi người

Đi khắp muôn nơi.

(Là cái gì?)

Đáp án: MÁY BAY

Em hãy kể thêm một số phương tiện giao thông khác mà em biết.

Hoạt động 1: Tìm hiểu đường giao thông và phương tiện giao thông

Quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 40 trong SGK  và trả lời theo các câu hỏi gợi ý:

Bạn An và mẹ đi đâu?

Bạn An đã đi trên những loại đường giao thông nào?

Kể tên những phương tiện giao thông mà bạn An đã tham gia.

Đầu tiên bạn An đi bằng phương tiện giao thông nào?

Phương tiện giao thông này chạy trên đường gì?

Các phương tiện giao thông dưới đây tương ứng với loại phương tiện giao thông nào?

  • Đường bộ: a, e, g
  • Đường sắt: c
  • Đường thủy: b, d, h
  • Đường hàng không: i

Kết luận:

Có nhiều loại phương tiện giao thông tương ứng với các loại đường giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không.

Hoạt động 2: Liên hệ bản thân

Thảo luận nhóm theo câu hỏi: Chia sẻ với bạn về các loại đường giao thông và phương tiện giao thông mà em đã tham gia.

Hoạt động cặp đôi

Em thích đi bằng phương tiện giao thông nào? Vì sao?

Câu hỏi gợi ý:

Phương tiện giao thông đó có điểm gì đặc biệt mà em thích?

Khi đi phương tiện giao thông đó, em cảm thấy như thế nào?

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Quan sát và tìm hiểu một số tiện ích của các phương tiện giao thông.

Chuẩn bị tranh hoặc ảnh và tìm hiểu thông tin (cảnh đẹp, phương tiện giao thông để đi đến nơi đó,...) của một số địa danh: Đại nội (Huế), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Hồ Gươm (Hà Nội), Cầu Rồng (Đà Nẵng), Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

 

BÀI 10: ĐƯỜNG GIAO THÔNG (Tiết 2)

KHỞI ĐỘNG

Các em đặt tay lên vai bạn phía trước tạo thành một đoàn tàu, đi vòng quanh lớp, vừa đi vừa hát “Mời lên tàu lửa”.

Các em vừa đi phương tiện giao thông gì?

Phương tiện giao thông đó sử dụng đường giao thông nào?

Hoạt động 1: Tìm hiểu tiện ích của các phương tiện giao thông

Quan sát hình 6, 7, 8, 9 trong SGK trang 42, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

Nêu tên các phương tiện giao thông có trong hình.

Các phương tiện giao thông đó mang lại tiện ích gì?

Em có thể nêu nhiều tiện ích của các phương tiện giao thông bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý sau:

Xe lửa được dùng để làm gì?

Em đã đi thuyền bao giờ chưa?

Em thường thấy người ta dùng ghe/ xuồng/ thuyền để làm gì?

KẾT LUẬN

Các phương tiện giao thông giúp chúng ta di chuyển và chuyên chở hàng hoá thuận lợi.

Hoạt động 2: Liên hệ bản thân

Gia đình em thường sử dụng các phương tiện giao thông nào?

Tiện ích của các phương tiện giao thông đó là gì?

Hoạt động 3: Trò chơi “Du lịch vòng quanh đất nước Việt Nam”

Em hãy chọn một địa danh mình thích trong SGK trang 43 (đã chuẩn bị trước ở nhà) để giới thiệu cho các bạn một số thông tin về địa đanh đó:

Gợi ý chia sẻ về:

Những cảnh đẹp ở nơi đó.

Các phương tiện giao thông thường được sử dụng ở nơi đó hoặc các phương tiện giao thông có thể sử dụng để đi đến nơi đó.

Từ khoá của bài: 

  • Đường giao thông 
  • Phương tiện giao thông 
  • Tiện ích

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Tìm hiểu thêm các tiện ích khác của đường giao thông mang lại.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!

BÀI 11: THAM GIA GIAO THÔNG AN TOÀN

KHỞI ĐỘNG

Chia lớp thành 4 tổ, thi kể tên một số biển báo giao thông mà em biết. Trong thời gian 3 phút, tổ nào kể được nhiều biển báo giao thông nhất sẽ giành chiến thắng. 

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Phân biệt các loại biển báo giao thông

Quan sát các biển báo giao thông trong SGK trang 44 và trả lời các câu hỏi:

Nêu tên và ý nghĩa của các biển báo giao thông.

Cho biết các loại biển báo giao thông đó thuộc nhóm biển báo gì?

Hình dạng của mỗi nhóm biển báo có gì khác nhau?

Màu sắc của chúng như thế nào?

KẾT LUẬN

Mỗi nhóm biển báo giao thông có đặc điểm khác nhau để nhận biết.

Trò chơi: “Phân loại biển báo giao thông”

Chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm được phát một rổ có đựng 9 - 12 hình biển báo giao thông khác nhau và một bảng có chia săn 3 cột: biển báo chỉ dẫn, biển báo nguy hiểm, biển báo cấm. Mỗi nhóm chọn hình biển báo và gắn vào cột phù hợp. Nhóm nào phân loại đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

  • Biển báo chỉ dẫn
  • Biển báo nguy hiểm
  • Biển báo cấm 

Hoạt động 2: Sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông

Quan sát hình 1, 2 trong SGK trang 45 và trả lời các câu hỏi sau:

Điều gì có thể xảy ra với những người trong hình? Vì sao?

Quan sát và tuân theo quy định của các biển báo giao thông mang lại lợi ích gì?

GỢI Ý

Trong hình 1 và 2 có các biển báo giao thông nào?

Các bạn trong hai hình đã tuân theo quy định của biển báo giao thông chưa? Vì sao?

Nếu chúng ta không tuân theo quy định của biển báo giao thông thì chuyện gì có thể xảy ra?

KẾT LUẬN

Tuân thủ quy định các biển báo giao thông sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh khi tham gia giao thông.

Hoạt động 3: Thực hành tuân theo quy định của biển báo giao thông

Hướng dẫn:

Chơi theo nhóm 4 học sinh. Mỗi nhóm được phát một số biển báo giao thông và một số băng giấy đội đầu có hình các phương tiện giao thông. 

Các bạn đeo bằng giấy phương tiện giao thông sẽ đi tuân thủ theo các bạn đang cầm biển báo giao thông.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Quan sát và tìm hiểu các biển báo giao thông khác xung quanh nơi ở.

Chuẩn bị mũ bảo hiểm, tìm hiểu cách đội mũ bảo hiểm đúng cách.

 

BÀI 11: THAM GIA  GIAO THÔNG AN TOÀN (tiết 2)

Trò chơi “Đoán hình”

Hướng dẫn: Lật từng ô số để đoán tên biển báo giao thông ấn phía dưới. Mỗi hình đoán đúng sẽ được nhận một ngôi sao.

Em thường thấy những biển báo giao thông nào trên đường đi học?

Em có tuân theo các biển báo giao thông đó không? Vì sao?

Hoạt động 1: Thực hiện quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông

Quan sát các hình 4, 5, 6, 7, 8 trong SGK trang 46, thảo luận và trả lời câu hỏi sau:

Hoạt động nhóm

Bạn nhỏ trong mỗi hình đang làm gì? Hành động của bạn đó đúng hay sai? Vì sao?

Chúng ta có nên thò đầu ra ngoài khi đi xe ô tô như bạn nhỏ trong hình 4 không? Chúng ta nên làm gì khi đi thuyền?

KẾT LUẬN

Chấp hành đúng khi tham gia giao thông là trách nhiệm của mọi người.

Hoạt động 2: Thực hành đội mũ (nón) bảo hiểm và mặc áo phao đúng cách

Thực hành đội mũ bảo hiểm và mặc áo phao đúng cách

KẾT LUẬN

Em cần đội mũ (nón) bảo hiểm và mặc áo phao đúng cách để giữ an toàn.

Hoạt động 3: Em làm tuyên truyền viên an toàn giao thông

Mỗi nhóm suy nghĩ các hình thức và nội dung tuyên truyền về an toàn giao thông theo các gợi ý sau:

 Vẽ tranh tuyên truyền.

 Làm câu khẩu hiệu tuyên truyền.

 Làm thơ.

Các nhóm trưng bày và giới thiệu sản phẩm tuyên truyền của nhóm.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Quan sát việc chấp hành quy định biển báo giao thông và quy định khi đi trên các phương tiện giao thông của mọi người xung quanh.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!

Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời sáng tạo

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Chân trời sáng tạo

Từ khóa: giáo án điện tử tự nhiên xã hội 2 chân trời, bài giảng điện tử tnxh 2 CTST, giáo án trình chiếu tự nhiên xã hội 2 sách chân trời
Chat hỗ trợ
Chat ngay