Giáo án Mĩ thuật 8 cánh diều Bài 10: Vẽ tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng

Giáo án Bài 10: Vẽ tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng sách Mĩ thuật 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Mĩ thuật 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Mĩ thuật 8 cánh diều Bài 10: Vẽ tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: VẼ TRANH THEO PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT ẤN TƯỢNG

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu, giới thiệu được một số phong cách, kĩ thuật nghệ thuật Ấn tượng qua tác phẩm.
  • Vẽ được bức tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng.
  • Vận dụng được kĩ thuật và nghệ thuật Ấn tượng vào các sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • Chia sẻ, cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của tác phẩm.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Thông qua các biểu hiện sau:

  • Sưu tầm tranh, ảnh về hội họa Ấn tượng; chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập.
  • Trao đổi, thảo luận về nội dung, ý tưởng để tạo sản phẩm theo phong cách hội họa Ấn tượng.
  • Biết sử dụng vật liệu, dụng cụ, họa phẩm để thực hành tạo sản phẩm.

Năng lực mĩ thuật:

  • Nêu, giới thiệu được một số phong cách, kĩ thuật nghệ thuật Ấn tượng qua tác phẩm.
  • Vẽ được bức tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng.
  • Vận dụng được kĩ thuật và nghệ thuật Ấn tượng vào các sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  • Chia sẻ, cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của tác phẩm.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có ý thức tham gia thảo luận, thực hành sản phẩm, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào học tập và đời sống hằng ngày.
  • Yêu nước: Biết trân trọng giá trị di sản nghệ thuật tạo hình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 8.
  • Tranh, ảnh về hội họa Ấn tượng, sản phẩm tạo hình của HS theo phong cách hội họa Ấn tượng.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, vở thực hành Mĩ thuật 8.
  • Màu vẽ, giấy, bút chì, kéo,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liệt kê được một số tác phẩm của trường phái hội họa Ấn tượng, giới thiệu bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Liệt kê tên tác giả, tác phẩm của trường phái hội họa Ấn tượng và hướng dẫn HS tham gia trò chơi.
  4. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi tích cực.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi Liệt kê tên tác giả, tác phẩm của trường phái hội họa Ấn tượng.

- GV chia lớp thành 4 đội và nêu luật chơi: Dựa vào kiến thức của Bài 6, trong vòng 1 phút, đội nào ghi được đúng và nhiều tên tác giả, tác phẩm của nghệ thuật Ấn tượng nhất sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để tích cực tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu có).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp kết quả trò chơi:

Gợi ý các tác giả, tác phẩm của trường phái Ấn tượng: Ấn tượng, mặt trời mọc – Claude Monet; Đêm đầy sao trên sông Rhone – Van Gogh; Phụ nữ Tahitian bên bờ biển – Paul Gauguin; Nhà ga – Claude Monet; Camille trước cảnh sông nước Bennecourt – Claude Monet; Phố – Claude Monet; ...

- GV mời nhóm HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương tinh thần học tập của HS.

- GV kết luận: Trường phái Ấn tượng là trào lưu đầu tiên trong nghệ thuật hiện đại và có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nghệ thuật thế kỉ XX. Trường phái Ấn tượng được chia làm 3 giai đoạn với những phong cách tạo hình khác nhau. Bài học này sẽ giúp các em biết được một số phong cách, kĩ thuật của nghệ thuật Ấn tượng qua các tác phẩm ; chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của tác phẩm và vẽ được bức tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng.

Để tìm hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay - Bài 10 – Vẽ tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (40 phút)

Hoạt động 1: Quan sát – Nhận thức (25 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được một số phong cách, kĩ thuật của nghệ thuật Ấn tượng qua các tác phẩm; chia sẻ được cảm nhận về vẻ đẹp và ý nghĩa của tác phẩm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh SHS tr.41-42 và thực hiện yêu cầu.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm hội họa Ấn tượng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ HS quan sát bức tranh SHS tr.41-42 và cho biết:

 
 
 
 
 
 
 

+ Bức tranh được vẽ bằng kĩ thuật gì?

+ Gọi tên một số màu gốc mà em thấy trên bức tranh.

+ Để có màu xanh là cây, em sẽ kết hợp những chấm màu nào với nhau?

+ Em hãy chỉ ra sự khác biệt về cách vẽ của họa sĩ Georges và Paul Signac trong những bức tranh trên với các tác giả Paul Cé zanne, Maximilien Luce, Vincent van Gogh, Claude Monet.

+ Em đã học được điều gì về cách sử dụng màu của hội họa Ấn tượng khi vẽ tranh?

+ Mô tả công thức pha màu theo hội họa ấn tượng để có được một số màu mà em muốn?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm hội họa Ấn tượng.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh được vẽ bằng kĩ thuật tranh độc bản.

+ Gọi tên một số màu gốc mà em thấy trên bức tranh: Xanh, vàng.

+ Để có màu xanh là cây, em sẽ kết hợp những chấm màu nào với nhau: Để tạo ra màu xanh lá chúng ta cần dùng đến màu xanh dương và màu vàng.

+ Sự khác biệt về cách vẽ của họa sĩ Georges và Paul Signac trong những bức tranh trên với các tác giả của những bức tranh: Trường phái ấn tượng và độc bản.

+ Điều học được: những nét cọ cụ thể, rõ ràng, sự pha trộn không hạn chế giữa các màu với nhau và nhấn mạnh đến sự thay đổi của độ sáng trong tranh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

1. Quan sát – Nhận thức

- Hội hoạ Ấn tượng:

+ Là bước ngoặt quan trọng chuyển từ hội hoạ cổ điển sang nền mĩ thuật của thế kỉ XX.

+ Những hoạ sĩ tiêu biểu trong thời kì này là: Claude Monet, Camille Pissorro, Pierre Auguste Renoir,...

- Hội hoạ Tân Ấn tượng:

+ Là nghệ thuật chấm màu hay còn gọi là điểm sắc.

+ Hai hoạ sĩ người Pháp là Paul Signac và Georges Seurat thường vẽ tranh bằng những chấm màu nguyên chất (đỏ, vàng, lam,...).

+ Những chấm màu nhỏ li ti đặt cạnh nhau tạo ra hiệu quả pha trộn màu trong mắt người xem tranh.

- Hội hoạ Hậu Ấn tượng:

+ Các hoạ sĩ sau này mong muốn khắc phục những điểm hạn chế của trường phái Ấn tượng và chịu ảnh hưởng từ tranh khắc gỗ Nhật Bản, nghệ thuật nhiếp ảnh.

+ Những tìm tòi của nghệ sĩ Hậu Ấn tượng là tiền đề quan trọng cho sự ra đời của hội họa đương đại sau này.

+ Những hoạ sĩ tiêu biểu của thời kì này là Gauguin, Vincent van Gogh, Paul Cézanne,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm ý tưởng và hướng dẫn thực hành (15 phút)

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý tưởng tranh vẽ theo phong cách hội họa Ấn tượng, nắm được cách vẽ tranh theo phong cách hội họa Ấn tượng.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát các bước tìm ý tưởng SHS tr.43 và trình bày ý tưởng về bức tranh của HS.

- GV hướng dẫn HS cách vẽ tranh phong cảnh bằng chấm màu.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý tưởng cho bài vẽ tranh theo phong cách nghệ thuật Ấn tượng.
  2. Tổ chức thực hiện

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án mĩ thuật 8 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD MĨ THUẬT 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: DI SẢN MĨ THUẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG XANH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: LÀM CHỦ YẾU TỐ TẠO HÌNH

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ: EM LÀM NHÀ THIẾT KẾ

II. GIÁO ÁN POWERPOINT MĨ THUẬT 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: DI SẢN MĨ THUẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG XANH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: MĨ THUẬT HIỆN ĐẠI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: LÀM CHỦ YẾU TỐ TẠO HÌNH

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ: EM LÀM NHÀ THIẾT KẾ

Chat hỗ trợ
Chat ngay